Quét mã QR thanh toán mua hàng thiết yếu
Nên học cách sử dụng QR Pay từ bây giờ | |
QR Code: “Đòn bẩy” đẩy mạnh thanh toán online |
Mua xăng dầu không cần trả bằng tiền mặt
Để khuyến khích người đổ xăng, dầu không dùng tiền mặt, ngày 1/11 Ví MoMo còn khuyến mãi 50% trong một lần thanh toán nhưng không quá 30.000 đồng tương đương với 1,5 lít xăng.
Lãnh đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam đơn vị sở hữu hai hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu PVOIL và COMECO, cho biết sau thời gian thử nghiệm công ty sẽ áp dụng hình thức thanh toán điện tử bằng quét mã QR MoMo trên 600 cây xăng dầu PVOIL và COMECO trên toàn quốc.
Ông Phạm Thành Đức - Tổng giám đốc Ví điện tử MoMo cho rằng, với việc thanh toán bằng mã QR MoMo, người tiêu dùng từ nay đổ xăng, dầu ở các cây PVOIL và COMECO sẽ không còn lo tăng giá mỗi lít xăng 500 – 1000 đồng/lít, vì đã được ví điện tử khuyến mãi 500-1000 đồng mỗi lít xăng ngang bằng với mỗi đợt tăng giá. Trước đó, Ví điện tử MoMo hiện đã đưa hình thức quyét mã QR thanh toán các mặt hàng thiết yếu ở hệ thống cửa hàng siêu thị Co.opMart, Co.op Food…
Hợp tác Ví điện tử MoMo, đơn vị hiện đang có gần 13 triệu người dùng ở Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) sẽ tiếp cận với lượng khách hàng lớn không dùng tiền mặt thanh toán xăng dầu. Vào tháng 2 năm ngoái công ty này đã tổ chức dịch vụ PVOIL Easy dành cho khách hàng doanh nghiệp quét mã QR trên thiết bị di động khi mua xăng dầu của PVOIL.
Ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc PVOIL cho biết, sau gần hai năm hoàn thiện phương thức thanh toán điện tử (của riêng doanh nghiệp) cho khách hàng mua xăng dầu đến nay doanh nghiệp đã tự tin mở rộng phục vụ đến cả khách hàng cá nhân, đồng thời chủ động hợp tác với các hệ sinh thái kinh doanh, các ứng dụng thanh toán điện tử, tối ưu hóa tiện ích của người dân mua mặt hàng thiết yếu là xăng dầu.
Không chỉ các ứng dụng trung gian thanh toán, PVOIL đã kết nối thành công với 16 ngân hàng, mở ra cơ hội tiếp cận hàng chục triệu khách hàng đang hướng đến thoái quen thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam cho biết, người quét mã QR thanh toán tiền mua xăng dầu PVOIL và COMECO và các đơn vị liên kết với PVOIL trên toàn quốc dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
PVOIL muốn thông hình thức thanh toán không tiền mặt bằng quét mã QR tạo ra lợi thế kinh doanh riêng và minh bạch các quan hệ kinh doanh trên thị trường khi vấn nạn tài xế các hãng vận tải đổ xăng trả tiền mặt hiện nay đang gây những ghi ngờ về gian lận với chủ doanh nghiệp.
Nhân viên bán hàng thách thức thanh toán di động
Theo ghi nhận của phóng viên, một số cây xăng ở TP.HCM chấp nhận quét mã thanh toán QR. Nhưng khi người dân đến đổ xăng, nhân viên bơm xăng lại hướng dẫn sang khu vực phía trong đổ xăng thu tiền mặt. Không có gì phải bàn cãi về tiện ích thanh toán phi tiền mặt trong thanh toán mua hàng hóa dịch vụ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ. Nhưng nếu các doanh nghiệp không huấn luyện cho nhân viên bán hàng và coi khách thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu bắt buộc, thì vẫn còn rất nhiều rào cản tiến đến thanh toán điện tử.
Chẳng hạn, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu PVOIL hiện nay mỗi tháng mới có khoảng 5.000 khối xăng dầu bán ra được thanh toán bằng mã QR, một tỷ trọng rất thấp so với số lượng xăng dầu bán ra bình quân mỗi tháng bán ra là 70.000 khối xăng dầu các loại của PVOIL. Ông Cao Hoài Dương hy vọng sau khi hợp tác với ví MoMo số lượng thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng gấp đôi tức khoảng 10.000 khối xăng dầu mỗi tháng.
Từ góc độ người tiêu dùng, do thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã tồn tại nhiều năm nên khi các cây xăng vẫn có hai điểm đổ xăng dầu trả bằng tiền mặt và thanh toán bằng quét mã QR, người tiêu dùng thói quen sẽ chọn việc trả tiền mặt. Nói như vậy để thấy rằng, các nhà cung ứng sản phẩm thanh toán di động và các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán quét mã QR cần phải nghiên cứu tập quán và hành vi của người tiêu dùng để có những hình thức cải tiến trong thanh toán phi tiền mặt thuận tiện và an toàn hơn họ mới thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
Xu hướng thanh toán di động quét mã QR đang làm cho những chiếc máy POS trở nên lạc hậu trong thanh toán phi tiền mặt. Ông Cao Hoài Dương cho biết, PVOIL liên kết với các công ty fintech (công nghệ tài chính) đi thẳng đến thanh toán di động bằng quét mã QR, hình thức thanh toán bằng mã QR các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ghi nhận dòng tiền cho doanh nghiệp bán hàng, trong khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng doanh nghiệp bán lẻ vẫn phải lệ thuộc dòng tiền bán hàng vào ngân hàng cung ứng dịch vụ thẻ thanh toán.
Việc các công ty fintech đang dành lợi thế thanh toán di động trên thị trường, khi người tiêu dùng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản ví điện tử để thanh toán không dùng tiền mặt chính là quá trình luân chuyển tiền điện tử, trong khi doanh nghiệp cung ứng ví điện tử lại thu tiền mặt từ các nhà bán lẻ hàng hóa, hiệu quả kinh tế này đang thu hút rất nhiều các fintech tham gia thị trường.
Thế nhưng, không phải fintech nào cũng có thể theo đuổi được cuộc đầu tư công nghệ dài hơi, cũng nhưng các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, dịch vụ muốn tiết giảm chi phí, nhân công, tiền in hóa đơn… khi chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có đầu tư cho công nghệ mới có thu, nếu không sẽ mãi mãi phải chống chịu chi phí đè lên hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ.