Về “xứ sở mây mù”, nghe tiếng reo của vốn

15:15 | 20/06/2018 Nông thôn mới
aa
Những con số mà Giám đốc phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ càng thêm rõ tác động của dòng vốn này đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của huyện...

Xuyên qua “biển mây Khau Phạ” mờ trong sương trắng, chúng tôi chạm chân tới Mù Cang Chải, huyện xa nhất của tỉnh Yên Bái, nằm giáp Lai Châu với 91% dân số là đồng bào Mông.

Về “xứ sở mây mù”, nghe tiếng reo của vốn
Xưởng chè của anh Sùng Chứ Cớ giúp giải quyết công ăn việc làm trong gia đình và hỗ trợ người dân địa phương phát triển cây chè

“Xứ sở của mây mù, núi cao và khe sâu” này những năm gần đây đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ vì cảnh sắc thiên nhiên và nét văn hóa bản địa đậm nét, mà khách du lịch đến đây còn để chiêm ngưỡng thành quả của đồng bào đã vạt những đồi núi cao thành những triền ruộng bậc thang năng suất cao, xóa đói nghèo và làm nên danh thắng kỳ vĩ.

Đây cũng là một trong những niềm tự hào của những cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải khi nhìn lại hành trình hơn 15 năm đồng hành cùng người dân địa phương phát triển kinh tế.

Mặc dù cuộc sống hiện tại của vợ chồng Mùa A Của (dân tộc Mông) cư trú tại thôn Làng Sang, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mới chỉ có thể nói là đủ ăn với 50 bao thóc mỗi vụ; tài sản bán ngay được thành tiền chỉ có 1 con trâu đang độ tuổi sinh sản. Trong khi 800 gốc sơn tra và 3 ha thảo quả mà vợ chồng Của chăm sóc vẫn chưa cho thu hoạch.

Song nhìn lại bước khởi đầu của vợ chồng anh hơn 10 năm trước mới thấy, để có ngày hôm nay là một chặng đường đầy khó khăn vất vả với nỗ lực tự thân cùng nguồn lực “cứu cánh” duy nhất lúc đó là Chương trình cho vay phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg.

Là hộ được tiếp cận nguồn vốn này từ những ngày đầu, 5 triệu đồng vốn vay từ NHCSXH, cùng khoản vay mượn chỉ đủ để Của mua một con nghé non về chăm sóc. Và cũng phải qua 3 năm chăm bẵm, Của mới có thành quả đầu tiên với một chú nghé con ra đời. Thế rồi cùng với việc học tập kỹ thuật chăn nuôi áp dụng hiệu quả, cứ mỗi năm, Của lại có thêm một con nghé.

Tích lũy vốn dần qua những lần bán nghé, vợ chồng Mùa A Của dồn lực vào khai hoang đất, trồng lúa. Thêm một chu kỳ vốn vay hộ nghèo 30 triệu đồng, vợ chồng anh quyết định dồn vốn đầu tư trồng sơn tra và thảo quả. Nếu mưa thuận gió hòa hai năm nữa thôi, khi sơn tra và thảo quả cho thu hoạch, anh sẽ là một trong những nông dân triệu phú mới của thôn.

Với chị Mùa Thị Phàng sinh năm 1988, việc được bình xét vay 8 triệu đồng vốn trong chương trình đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg không chỉ giúp chị mua được một con nghé con, mà hơn thế tiếp thêm nghị lực và niềm tin trong cuộc sống. Ngày chồng bỏ, ba mẹ con chị tay trắng, không ruộng nương, chỉ có căn nhà gỗ nhỏ che mưa nắng.

Chính vì vậy, việc được vay vốn mua trâu không chỉ giúp chị có thêm động lực nhìn về tương lai, để chị cố gắng hơn nữa làm lụng lấy tiền nuôi con và dành dụm phát triển kinh tế. Để rồi sau gần 3 năm chị đã có ruộng nương, có đủ lúa ăn, có ngô về nuôi trâu.

Có thể thấy, những năm qua các chương trình tín dụng chính sách đã đến với từng hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc nơi đây. Như gia đình anh Sùng Chứ Cớ, sinh năm 1972, từ việc chỉ trông chờ cây lúa mỗi năm một vụ, không đủ cho 5 miệng ăn, anh đã có cơ hội phát triển kinh tế với việc được bình xét vay vốn hộ nghèo năm 2007.

Trải qua 2 chu trình vay vốn hộ nghèo với xuất phát điểm từ việc nuôi trâu, bò, lợn và đầu tư lò sấy chè, năm 2015, gia đình anh đã bước ra khỏi danh sách hộ nghèo với một tài sản kha khá: 6 con trâu, 30 con lợn, 2ha sơn tra đã thu hoạch được một vụ, cộng thêm một cơ sở sản xuất chè với 2 lò sấy.

Năm 2016, anh vay tiếp 50 triệu đồng từ NHCSXH theo Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để đầu tư mua thêm 2 lò sấy, đưa công suất chế biến 4-5 tạ chè tươi mỗi ngày, đảm bảo công ăn việc làm cho 6 lao động trong nhà, thu nhập mỗi năm khoảng 200 - 300 triệu đồng. Không những thế, cơ sở chè của anh, góp phần tiêu thụ hơn 30 ha chè cho bà con trong vùng.

Những điển hình thoát nghèo, phát triển sản xuất này đang dần xóa đi tâm lý trông chờ ỷ lại vào trợ cấp của nhà nước ở xã đặc biệt khó khăn này. Người dân ngày càng mạnh dạn vay vốn và tận dụng các chương trình tín dụng chính sách để phát triển kinh tế và dòng vốn của NHCSXH đang trở thành điểm tựa kỳ vọng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xã giảm 16% mỗi năm (hiện đang là 55%) và đưa thu nhập của người dân từ 10 triệu đồng lên 30 triệu đồng vào năm 2020, đưa Nậm Khắt trở thành xã nông thôn mới đầu tiên ở vùng cao của tỉnh Yên Bái.

Phó chủ tịch huyện Mù Cang Chải, Lương Thị Xuyến chia sẻ: “Là huyện vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo lớn, bà con phần lớn còn rất lạc hậu, sống rải rác trên vùng núi cao, nên khó khăn nhất là làm thế nào để người dân hiểu được và tự giác vươn lên.

Trong bối cảnh ấy, hoạt động của hệ thống NHCSXH nơi đây là hết sức ưu việt khi cán bộ tín dụng đã mang ngân hàng đến tận nhà dân”. Các phương thức truyền thông, vận động đa dạng từ hoạt động ủy thác của đoàn thể, các tổ tiết kiệm vay vốn đến việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thông cơ sở đã góp phần thay đổi căn bản nhận thức bà con dân tộc trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách hiệu quả.

Đặc biệt với một xã 91% đồng bào Mông trải lên 13 xã đặc biệt khó khăn, khi có nguồn vốn dành riêng cho bà con theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg, rồi Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, bà con rất phấn khởi, tích cực vay vốn phát triển sản xuất. Qua thời gian thực hiện, sản phẩm tiết kiệm triển khai thời gian gần đây cho thấy hoạt động NHCSXH gần dân, sát dân, giúp bà con không phải đến các thị trấn gửi tiền tiết kiệm ở các ngân hàng.

Những con số mà Giám đốc phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ càng thêm rõ tác động của dòng vốn này đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của huyện. Tính đến cuối tháng 5/2018 tổng dư nợ của huyện đạt 210,78 tỷ đồng tăng 7% so với đầu năm, và đạt 99,2% kế hoạch giao. Con số tăng trưởng tín dụng 7% mới chỉ là một phần dòng chảy vốn chính sách vào phát triển sản xuất.

Bởi doanh số cho vay đến cuối tháng 5 đạt 27,137 tỷ đồng với 737 hộ nghèo, cận nghèo các đối tượng chính sách khác vay vốn để đầu tư vào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, trong đó có 32 học sinh sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập.

Nhìn rộng ra toàn huyện, nguồn vốn tín dụng chính sách đang hiện hữu tại 6.772 hộ với dư nợ bình quân đạt 30,8 triệu đồng/hộ, tăng 0,5% so với đầu năm. Năm 2017 cũng ghi nhận mức tăng dư nợ bình quân thêm 2,6 triệu đồng/hộ với số hộ vay 6.494 hộ, chiếm 60,3% số hộ trong huyện, cho thấy độ phủ tín dụng chính sách ngày càng rộng cả về đối tượng, mức vay cũng như quy mô.

Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt hơn 145,8 tỷ đồng với 5.029 hộ vay/6.649 hộ nghèo toàn huyện, cho vay hộ cận nghèo đạt 15,25 tỷ đồng, cho vay sản xuất kinh doanh vùng đặc biệt khó khăn đạt 21,5 tỷ đồng. Dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54 là 3,228 tỷ đồng, với 407 khách hàng còn dư nợ.

Hiệu quả của dòng vốn tín dụng chính sách góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong những năm qua. Nếu như trước năm 2016, tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 9%/năm, thì từ năm 2016 áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ giảm nghèo đạt 7%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo hiện tại còn 59,27% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 13,45% vẫn là một bài toán nan giải trong hành trình xóa đói giảm nghèo của huyện.

Chính vì vậy, cùng với những nỗ lực của cán bộ tín dụng chính sách cũng như các tổ chức hội đoàn thể truyền tải dòng vốn đúng và nhanh đến các đối tượng có nhu cầu, Phó chủ tịch huyện Mù Cang Chải, Lương Thị Xuyến mong muốn, mức vay và nguồn vốn cao hơn nữa để có thêm nhiều đồng bào được vay vốn và tăng quy mô sản xuất nhanh hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ trong thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đối với những vùng khó khăn, trên địa bàn tỉnh rất nhiều chương trình tín dụng ưu đãi được đầu tư vào các xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận với các chính sách tín dụng ưu đãi đạt cao, NHCSXH luôn ưu tiên nguồn vốn cho những vùng đặc biệt khó khăn, những hộ vay đúng đối tượng - đủ điều kiện - có nhu cầu vay đã cơ bản được đáp ứng nhu cầu.

Cùng với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giúp đỡ của các ngành có liên quan, đa số người dân đã biết cách sản xuất kinh doanh, từ đó sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng trả nợ, trả lãi khi đến hạn. Ý thức chấp hành của hộ vay được nâng lên.

Do vậy, việc thu hồi vốn khi đến hạn đạt kết quả tốt, tỷ lệ nợ quá hạn tại những xã đặc biệt khó khăn chỉ chiếm dưới 0,2% tổng dư nợ (điển hình như huyện Mù Cang Chải có 99% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người HMông nhưng nhiều năm qua nợ quá hạn chỉ chiếm 0,01%, đến 31/5/2018 chỉ còn 15 triệu đồng nợ quá hạn do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, lãi tồn hầu như không có, tỷ lệ thu lãi, thu nợ đến hạn đạt rất cao).

Qua kiểm tra của NHCSXH và các cấp có thẩm quyền cho thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, từ phát triển kinh tế gia đình đã góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội địa phương.

Bài và ảnh Minh Ngọc
Nguồn:

Các tin khác

Xây dựng, phát triển đô thị Chũ theo hướng đồng bộ, bền vững

Xây dựng, phát triển đô thị Chũ theo hướng đồng bộ, bền vững

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 82/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Chũ, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045.
Nông nghiệp sẽ tiếp tục là “bệ đỡ”

Nông nghiệp sẽ tiếp tục là “bệ đỡ”

Năm 2023, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, thể hiện nổi bật ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Chắp cánh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn xứ Quảng

Chắp cánh cho sản phẩm công nghiệp nông thôn xứ Quảng

Được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, chủ cơ sở sẽ nhận được hỗ trợ từ chương trình khuyến công của Quảng Nam; sản phẩm được dán nhãn xác nhận và hỗ trợ quảng bá trong các hoạt động xúc tiến thương mại, được đăng ký dự thi cấp vùng và quốc gia…
Phát triển kinh tế nông thôn gặt hái nhiều “trái ngọt”

Phát triển kinh tế nông thôn gặt hái nhiều “trái ngọt”

Những năm qua, lĩnh vực "tam nông" luôn được Đảng, Chính phủ và các ban ngành quan tâm phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế nông thôn (KTNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)...
Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam chủ yếu sẽ phụ trách về các khâu sản xuất lúa bên cạnh Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hiện hữu, phụ trách chủ yếu các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế, xuất khẩu lúa gạo.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả tích cực

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả tích cực

Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, trong 11.793 hộ thoát nghèo và 10.355 hộ thoát cận nghèo năm 2022, có đến 20.011 hộ được vay vốn từ các chương trình tín dụng chính sách, chiếm tỷ lệ 89%...
Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.
Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng

Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Lâm Đồng trồng mới, chuyển đổi 16.043ha cây trồng, đạt hơn 122,7% kế hoạch. Trong đó, 6.213,2ha tái canh, ghép cải tạo cà phê; 1.302,5ha trồng tái canh, chuyển đổi trên đất trồng điều; 1.586,5ha chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; 6.940,8ha chuyển đổi trên đất các cây trồng khác.
Xuất khẩu nông sản: Cơ hội song hành với thách thức

Xuất khẩu nông sản: Cơ hội song hành với thách thức

Theo các chuyên gia, việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Trong đó, ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội để thâm nhập vào các thị trường khó tính...
Hà Nội: Phê duyệt Đề án nông nghiệp đô thị

Hà Nội: Phê duyệt Đề án nông nghiệp đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5568/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương “Đề án nông nghiệp đô thị thành phố Hà Nội”.
Giải pháp nào để OCOP phát triển bền vững

Giải pháp nào để OCOP phát triển bền vững

Thời gian qua, tỉnh Kon Tum chú trọng công tác xây dựng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hoá địa phương. Chính quyền địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia.
Mang sản phẩm hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu đến Việt Nam

Mang sản phẩm hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu đến Việt Nam

Việc sản xuất và sử dụng sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Tại Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, được sản xuất tự nhiên và bền vững.
Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị

Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị

Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vinh danh 99 Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023

Vinh danh 99 Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và vinh danh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023”.
"Miền đất hứa" của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi

"Miền đất hứa" của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi hỗn hợp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 11,54 tỷ USD vào năm 2023 lên 15,30 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 5,80% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Xem thêm
Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Ngày 15/4/2024, NHNN đã có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng, đồng thời có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các TCTD, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Xây dựng liên kết chuỗi và nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị là những chủ đề chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”, do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức ngày 11/4.
Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Được triển khai từ tháng 4/2023, Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã thực sự phát huy được hiệu quả.
Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 thông qua việc hoán đổi ngày làm việc.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
dam bao an ninh an toan trong hoat dong thanh toan

Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

Ngày 9/1/2024, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị.
trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 3/1/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì Họp báo.
nhieu rui ro khi luot song vang

Nhiều rủi ro khi lướt sóng vàng

Trong những ngày vừa qua, giá vàng thế giới liên tục tăng và thiết lập kỷ lục mới, kéo giá vàng trong nước tăng cao, khiến cho đầu tư vào loại tài sản này trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo, nhà đầu tư nên hết sức thận trọng khi “lướt sóng” vàng lúc này bởi có rất nhiều rủi ro, giá vàng sẽ sớm giảm và nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh có công văn gửi các sở, ban, ngành và chính quyền quận huyện, thành phố phối hợp với ngành ngân hàng cung cấp thông tin cảnh báo đến toàn dân thận trọng trước các thủ đoạn lừa đảo qua giao dịch ngân hàng.
NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn tổ chức Hội nghị phối hợp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn huyện.
Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Ngay từ đầu năm 2024, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 20/3/2024, Hệ thống Y tế Vinmec công bố ra mắt VinCare PRIMÉ với những đặc quyền chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới. Đây là mô hình quản lý sức khỏe cá nhân “một điểm chạm” đầu tiên tại Việt Nam, tiên phong mở đường cho kỷ nguyên chăm sóc sức khỏe bền vững và bài bản.
VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

Công ty Cổ phần Truyền thông VMG cung cấp bộ giải pháp VMG eID và VMG Bio-2345 nhằm ngăn chặn hành vi kẻ gian rút số tiền lớn khỏi tài khoản của khách hàng ngay cả khi đã chiếm quyền điện thoại; hỗ trợ cơ quan an ninh truy vết đối tượng lừa đảo trên mạng; ngăn chặn, truy vết đối tượng lừa đảo trên môi trường số.
Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi, nhu cầu vay vốn thúc đẩy sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng, khách hàng vay vẫn phải tính toán tài chính kỹ lưỡng, thì lãi suất thấp, cạnh tranh là yếu tố tiên quyết trong quyết định vay vốn. Thấu hiểu điều đó, TPBank liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi như một cách chia sẻ, giảm bớt áp lực tài chính thiết thực nhất dành cho khách hàng.
TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

Từ tháng 4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, lãi suất chỉ từ 4,5%.
Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Thông qua hợp tác với Garmin Việt Nam, Techcombank mong muốn mang đến cho khách hàng đa dạng các hình thức thanh toán không tiền mặt, hướng đến phong cách sống khỏe, thời thượng, văn minh.
Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngày 9/4, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã chính thức ký kết hợp tác triển khai Giải pháp Điện toán Đám mây và Hệ thống Quản trị Dữ liệu Tập trung trên nền tảng Google Cloud với hai đối tác công nghệ hàng đầu CMC Telecom và LUMIQ.
Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo
HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25%, gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).
Ngân hàng số Timo đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất

Ngân hàng số Timo đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất

Ngân hàng số Timo vừa được CMC Cyber Security trao chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 4.0 - cấp độ cao nhất cho dữ liệu thẻ thanh toán, với các biện pháp bảo mật tiên tiến nhất để đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ khi được xử lý, truyền gửi và lưu trữ trong phạm vi quản lý của công ty, giúp khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ hoặc online.
Phiên bản di động