Cần cam kết mạnh mẽ, giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế đại dương

18:47 | 13/05/2022 Kinh tế
aa
“Nếu chúng ta không có các hành động kiên quyết và mạnh mẽ kịp thời để bảo vệ đại dương tốt hơn, nhiều vùng đảo và vùng ven biển cùng các hệ sinh thái tự nhiên trên hành tinh sẽ biến mất vào năm 2100 do mực nước biển dâng. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều quốc gia, dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu vấn đề tại Hội nghị quốc tế "Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 12-13/5/2022.
can cam ket manh me giai phap hieu qua de phat trien ben vung kinh te dai duong Công bố Báo cáo Kinh tế biển xanh - Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển
can cam ket manh me giai phap hieu qua de phat trien ben vung kinh te dai duong Gỡ nút thắt phát triển kinh tế biển
can cam ket manh me giai phap hieu qua de phat trien ben vung kinh te dai duong

Vì một đại dương xanh, trong lành và một nền kinh tế bền vững

Hội nghị quốc tế "Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" thu hút sự tham dự của hơn 70 quốc gia; các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ; các chuyên gia, nhà khoa học.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nêu: "Đại dương thân yêu của chúng ta đang đứng trước những nguy cơ rất nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển và các rủi ro khác".

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, những nguy cơ này diễn biến ngày càng nhanh và khó lường. "Nếu chúng ta không có các hành động kiên quyết và mạnh mẽ kịp thời để bảo vệ đại dương tốt hơn, nhiều vùng đảo và vùng ven biển cùng các hệ sinh thái tự nhiên trên hành tinh sẽ biến mất vào năm 2100 do mực nước biển dâng. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều quốc gia, dân tộc", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Vì vậy, phát triển kinh tế đại dương bền vững, hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của tất cả chúng ta, thể hiện mối quan tâm chung của nhân loại và chỉ có thể đạt được trên cơ sở hợp tác, đoàn kết toàn cầu, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, khi thế giới đang hướng tới hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới 2022. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đề nghị, tất cả chúng ta quan tâm cùng chung tay hành động vì nhân loại cũng như sự sống trên Trái đất.

Theo đó, tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để thể hiện trách nhiệm của mình vì sự phát triển bền vững kinh tế đại dương. Đây không chỉ là trách nhiệm đối với sự sinh tồn của cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm đối với sự tồn vong của hệ sinh thái biển, của thiên nhiên, nơi nắm giữ chìa khóa dẫn tới sự thịnh vượng của nhân loại trên Trái Đất.

Ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương là vấn đề cấp bách toàn cầu. Do vậy, cần thiết lập một hệ thống toàn cầu nhằm giám sát, chia sẻ dữ liệu, cung cấp cơ sở khoa học về rác thải nhựa đại dương từ phạm vi quốc gia, khu vực và toàn thế giới; khắc phục bằng được những thách thức trong nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở quy mô toàn cầu trong giai đoạn tới.

Quản lý bền vững tài nguyên và các hoạt động trên biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển, du lịch biển, ven biển, phát triển năng lượng dựa vào đại dương phải dựa trên cơ sở công nghệ kỹ thuật biển xanh, tiên tiến và hiện đại, nhất là sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các quốc gia phát triển cần có trách nhiệm hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ, "cần phấn đấu sớm nắm vững khoa học kỹ thuật biển xanh và tiếp cận quản lý để chúng ta cùng nhau tiến ra biển với một tâm thế bình đẳng, cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của biển và đại dương".

Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, Việt Nam hiểu rõ giá trị của phát triển kinh tế đại dương bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu để vừa bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho mọi người dân, vừa làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biển và đại dương cùng cộng đồng quốc tế cho các thế hệ mai sau. "Chúng tôi sẽ nỗ lực hợp tác cùng các quốc gia trong việc giải quyết và ứng phó với các thách thức toàn cầu vì một biển xanh, trong lành và một nền kinh tế bền vững", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Áp dụng thành công kinh tế biển xanh, GDP sẽ tăng thêm 12,9 tỷ USD vào năm 2025

Bên cạnh các phiên toàn thể và phiên chuyên đề, Hội nghị còn có các cuộc họp và sự kiện bên lề. Trong đó, đáng chú ý là Lễ công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh- Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển do Tổng cục Biển - Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết, đại dương đang phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng như thiên tai, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên không bền vững. Ước tính sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong đại dương vào năm 2050, điều này đe dọa sự phát triển bền vững và sinh kế của các hộ nông dân.

Theo bà Caitlin Wiesen, nếu áp dụng thành công kịch bản kinh tế biển xanh, ước tính GDP Việt Nam sẽ tăng thêm so kịch bản thông thường lần lượt là 296.000 tỷ đồng (12,9 tỷ USD) vào năm 2025 và 538.000 tỷ đồng (23,5 tỷ USD) vào năm 2030. Thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ tăng 8% so với kịch bản cơ sở.

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, TS. Jeremy Hills, Trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế Báo cáo Kinh tế biển xanh đã đưa ra 2 kịch bản đến năm 2030. Trong đó, “kịch bản cơ sở” - phản ánh chính sách và chiến lược hiện có, đã được hoạch định của các cấp chính quyền Việt Nam trong từng lĩnh vực đến năm 2030 và “kịch bản xanh lam” - kịch bản phát triển bền vững - nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường, được thiết kế dựa trên các can thiệp khả thi theo từng lĩnh vực trong chính sách, quản trị và quản lý phù hợp nhằm đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Kịch bản xanh lam mang lại lợi ích hơn và cao hơn ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế biển so với kịch bản cơ sở; giúp tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người vượt mạnh so với kịch bản cơ sở. Đơn cử ước tính đến năm 2025, GNI bình quân đầu người theo kịch bản cơ sở là 147 triệu đồng, trong khi ở kịch bản xanh lam là 230 triệu đồng. Năm 2030, GNI trên đầu người theo kịch bản cơ sở là 163 triệu đồng, trong khi theo kịch bản xanh lam là 290 triệu đồng.

“Sự gia tăng GNI bình quân đầu người này chủ yếu phản ánh năng suất kinh tế - tính bằng GDP - đang tăng lên được thúc đẩy bởi các chính sách tăng cường trong các ngành kinh tế biển”, TS. Jeremy Hills cho biết.

Về các khuyến nghị cụ thể để đạt được kịch bản xanh lam, báo cáo cho rằng, đối với ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản, Việt Nam cần giảm sản lượng đánh bắt xuống mức sản lượng bền vững tối đa (~ 2,7 triệu tấn/năm), thông qua việc giảm sản lượng đánh bắt 2% mỗi năm.

Đối với lĩnh vực dầu khí, cần thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động sản xuất dầu khí, tăng cường bảo vệ môi trường và tăng cường tham gia vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo trên biển mới nổi.

Với lĩnh vực năng lượng tái tạo biển, báo cáo khuyến nghị Việt Nam nên mở rộng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biển đạt 10.000 MW lắp đặt vào năm 2030, bao gồm gần 4.500 MW gió gần bờ (chủ yếu là ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long) và 5.500 MW gió ngoài khơi (chủ yếu là khu vực Nam Trung Bộ).

Về du lịch, cần thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng khách quốc tế 8 - 10%/năm và khách nội địa 5 - 6%/năm đến năm 2030, đồng thời đưa các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nước biển dâng, vào quy hoạch du lịch. Trong khi đó với ngành vận tải hàng hải, cần tăng vận tải biển lên 20,6% thị phần vào năm 2030, nâng khối lượng hàng hóa vận chuyển lên 787 triệu tấn và mở rộng vận tải nội địa lên 289 triệu tấn.

Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng để thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển.

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế này, UNDP đã tổ chức sự kiện bên lề “Nhà an toàn chống chịu bão, lụt: Mô hình thành công và hướng đi trong thời gian tới” nhằm chia sẻ mô hình nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng bởi Chính phủ Việt Nam và UNDP từ năm 2018 tới nay.

Theo đó tính đến nay, 4.100 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt đã được hỗ trợ xây dựng cho những hộ dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung. Đây là một sáng kiến chung giúp cộng đồng chống chọi với các rủi ro và tác động liên quan đến khí hậu đã được khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Xây dựng, với sự hợp tác chặt chẽ của UNDP và Quỹ Khí hậu Xanh. Sáng kiến này kết hợp hỗ trợ viện trợ không hoàn lại và chương trình nhà ở quy mô lớn của Chính phủ để xây dựng các ngôi nhà chống bão và lũ lụt ở một số địa điểm dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất của Việt Nam.

“Tất cả những ngôi nhà này đã chống chọi rất tốt với những cơn bão liên tiếp và lũ lụt quy mô lớn đổ bộ vào Việt Nam vào năm 2020. Những căn nhà này đã bảo vệ an toàn cuộc sống và sinh kế của người dân và tại nhiều cộng đồng, và tại nhiều cộng đồng, những căn nhà này cũng đã bảo vệ những người hàng xóm sống gần đó. Chúng tôi cam kết xây dựng thêm 1.450 căn nhà, mở rộng đến tỉnh Bình Định và Cà Mau”, bà Caitlin Wiesen cho biết.

Theo một nghiên cứu gần đây mà UNDP thực hiện với Bộ Xây dựng, hơn 110.000 gia đình vẫn sống trong tình trạng không có nhà ở an toàn trên 28 tỉnh ven biển, trong đó có hơn 25.000 ở các huyện ven biển.

Theo bà Caitlin, cần tổng kinh phí khoảng 330 triệu USD để cung cấp nhà ở cho những người dễ bị tổn thương do khí hậu ở Việt Nam. “Điều này có thể được thực hiện trong một nỗ lực hợp tác được lên kế hoạch tốt, kết hợp cả tài chính công và tư nhân. Đây là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo một Quá trình Chuyển đổi Khí hậu Công bằng mang lại lợi ích cho những người dễ bị tổn thương nhất và đang bị bỏ lại phía sau”, bà Caitlin kỳ vọng.

Lê Đỗ
Nguồn:

Các tin khác

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công

Đầu tư công được nhìn nhận là một trong những động lực, giải pháp then chốt, đồng thời cũng là thách thức chủ chốt để kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn cũng tạo nền tảng cho phát triển trong dài hạn.
Hoa Kỳ và Standard Chartered Việt Nam hợp tác thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch

Hoa Kỳ và Standard Chartered Việt Nam hợp tác thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa công bố việc ký bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4

Tỷ giá trung tâm tăng 45 đồng, chỉ số VN-Index giảm 0,93 điểm hay IMF kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 5,8%... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/4.
Phát huy tốt nội lực, Petrovietnam tăng trưởng doanh thu 19%

Phát huy tốt nội lực, Petrovietnam tăng trưởng doanh thu 19%

Phát huy tốt nội lực, doanh thu của Petrovietnam tăng trưởng doanh thu 19%
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định vị thế cao trên trường quốc tế

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam khẳng định vị thế cao trên trường quốc tế

Ngày 16/4/2024, Bộ Công thương tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia năm 2024 và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 21/4/2024, với nhiều hoạt động thiết thực.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4

Tỷ giá trung tâm tăng 14 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 59,99 điểm hay NHNN cho biết đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 15/4.
“Lúng túng” đăng ký thuế bằng mã định danh

“Lúng túng” đăng ký thuế bằng mã định danh

Mặc dù cơ quan thuế ở các địa phương đang tích cực trong việc chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân, tuy nhiên việc cập nhật dữ liệu thông tin cá nhân và tích hợp mã số thuế tương ứng vẫn còn gây nhiều lúng túng cho người dân, doanh nghiệp.
Điện Biên đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo giao thông kết nối

Điện Biên đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo giao thông kết nối

Ngày 15/4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Horasis Trung Quốc 2024: Kết nối đầu tư, tái cấu trúc và phát triển kinh tế tuần hoàn

Horasis Trung Quốc 2024: Kết nối đầu tư, tái cấu trúc và phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 15/4, phát biểu tại lễ khai mại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Bình Dương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội kết nối đầu tư trao đổi, cùng nhau tái cấu trúc đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hướng tới mô hình phát triển kinh tế xanh tuần hoàn.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm
Australia - Việt Nam: Hợp tác là chìa khóa mở ra các cơ hội kinh tế

Australia - Việt Nam: Hợp tác là chìa khóa mở ra các cơ hội kinh tế

Thượng nghị sỹ, Đồng Bộ trưởng phụ trách Biến đổi Khí hậu và Năng lượng Jenny McAllister của Australia sẽ tới Việt Nam từ ngày 15-17/4 để thúc đẩy hợp tác về khí hậu và chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược Toàn diện mới được hai nước ký kết gần đây và Chiến lược kinh tế Đông Nam Á của Australia đến năm 2040.
Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế phục hồi

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế phục hồi

Để tăng trưởng GDP quý I/2024 của TP. Hồ Chí Minh đạt 6,54%, vượt xa so với mức tăng 0,7% của quý I năm ngoái, có một phần đóng góp đáng kể của tín dụng ngân hàng.
Sắp Công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023

Sắp Công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023

Theo thông lệ hàng năm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024, đồng thời công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023 của Trường. Chủ đề của Hội thảo cũng như của Ấn phẩm thường niên năm nay là “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”.
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 8-12/4

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 8-12/4

Tỷ giá trung tâm tăng 36 đồng, chỉ số VN-Index tăng 21,49 điểm so với cuối tuần trước đó hay thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tích cực trong quý I/2024... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 8-12/4.
Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 tập trung thảo luận về PPP

Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 tập trung thảo luận về PPP

Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minhlà văn bản có tính đột phá, là bước “giậm nhảy” để Thành phố phát triển vượt bậc.
Xem thêm
Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Ngày 15/4/2024, NHNN đã có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng, đồng thời có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các TCTD, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Xây dựng liên kết chuỗi và nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị là những chủ đề chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”, do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức ngày 11/4.
Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Được triển khai từ tháng 4/2023, Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã thực sự phát huy được hiệu quả.
Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 thông qua việc hoán đổi ngày làm việc.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
dam bao an ninh an toan trong hoat dong thanh toan

Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

Ngày 9/1/2024, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị.
trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 3/1/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì Họp báo.
nhieu rui ro khi luot song vang

Nhiều rủi ro khi lướt sóng vàng

Trong những ngày vừa qua, giá vàng thế giới liên tục tăng và thiết lập kỷ lục mới, kéo giá vàng trong nước tăng cao, khiến cho đầu tư vào loại tài sản này trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo, nhà đầu tư nên hết sức thận trọng khi “lướt sóng” vàng lúc này bởi có rất nhiều rủi ro, giá vàng sẽ sớm giảm và nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh có công văn gửi các sở, ban, ngành và chính quyền quận huyện, thành phố phối hợp với ngành ngân hàng cung cấp thông tin cảnh báo đến toàn dân thận trọng trước các thủ đoạn lừa đảo qua giao dịch ngân hàng.
NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn tổ chức Hội nghị phối hợp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn huyện.
Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Ngay từ đầu năm 2024, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 20/3/2024, Hệ thống Y tế Vinmec công bố ra mắt VinCare PRIMÉ với những đặc quyền chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới. Đây là mô hình quản lý sức khỏe cá nhân “một điểm chạm” đầu tiên tại Việt Nam, tiên phong mở đường cho kỷ nguyên chăm sóc sức khỏe bền vững và bài bản.
VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

Công ty Cổ phần Truyền thông VMG cung cấp bộ giải pháp VMG eID và VMG Bio-2345 nhằm ngăn chặn hành vi kẻ gian rút số tiền lớn khỏi tài khoản của khách hàng ngay cả khi đã chiếm quyền điện thoại; hỗ trợ cơ quan an ninh truy vết đối tượng lừa đảo trên mạng; ngăn chặn, truy vết đối tượng lừa đảo trên môi trường số.
Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi, nhu cầu vay vốn thúc đẩy sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng, khách hàng vay vẫn phải tính toán tài chính kỹ lưỡng, thì lãi suất thấp, cạnh tranh là yếu tố tiên quyết trong quyết định vay vốn. Thấu hiểu điều đó, TPBank liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi như một cách chia sẻ, giảm bớt áp lực tài chính thiết thực nhất dành cho khách hàng.
TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

Từ tháng 4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, lãi suất chỉ từ 4,5%.
Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Thông qua hợp tác với Garmin Việt Nam, Techcombank mong muốn mang đến cho khách hàng đa dạng các hình thức thanh toán không tiền mặt, hướng đến phong cách sống khỏe, thời thượng, văn minh.
Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngày 9/4, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã chính thức ký kết hợp tác triển khai Giải pháp Điện toán Đám mây và Hệ thống Quản trị Dữ liệu Tập trung trên nền tảng Google Cloud với hai đối tác công nghệ hàng đầu CMC Telecom và LUMIQ.
Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo
HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25%, gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).
Ngân hàng số Timo đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất

Ngân hàng số Timo đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất

Ngân hàng số Timo vừa được CMC Cyber Security trao chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS 4.0 - cấp độ cao nhất cho dữ liệu thẻ thanh toán, với các biện pháp bảo mật tiên tiến nhất để đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ khi được xử lý, truyền gửi và lưu trữ trong phạm vi quản lý của công ty, giúp khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ hoặc online.
Phiên bản di động