Cán cân thanh toán quốc tế: Điểm tựa cho sự ổn định của VND
Nền kinh tế duy nhất ASEAN có tăng trưởng
Giống như mọi quốc gia, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức kinh tế đang gia tăng do đại dịch Covid-19 gây ra, và nhiều dự báo cho rằng có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009.
Những số liệu được công bố gần đây cho thấy, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 ngày càng rõ ràng hơn. Theo đó, xuất khẩu trong tháng 4 giảm mạnh, tới 13,9% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do sụt giảm 26% so với cùng kỳ của hàng dệt may và giày dép. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, khi dữ liệu cho thấy một số đơn đặt hàng từ Mỹ và EU - chiếm khoảng 60% xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam - đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Trong khi đó có những dữ liệu trái ngược về hàng điện tử, như trong khi xuất khẩu điện thoại giảm tới 35% so với cùng kỳ thì các lô hàng liên quan đến máy tính đã tăng 18% trong tháng 4. Điều này cho thấy nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử không phải điện thoại (ví dụ máy tính) vẫn tương đối ổn định.
![]() |
Khu vực sản xuất đang phải đối mặt với những cơn gió ngày càng tăng. Thể hiện rõ qua việc chỉ số PMI tháng tư sụt giảm với tốc độ nhanh hơn, tụt xuống mức thấp kỷ lục mới là 32,7 điểm, báo hiệu triển vọng trong lĩnh vực sản xuất u ám hơn và cho thấy, cú đánh của Covid-19 vào lĩnh vực sản xuất đang mạnh hơn. Các chỉ số chính, như chỉ số việc làm, đơn đặt hàng mới, đơn hàng xuất khẩu mới… đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi khảo sát PMI được thực hiện vào năm 2011, phản ánh của nhu cầu ngày càng yếu. Đáng báo động là lần đầu tiên, các DN sản xuất đã có một cái nhìn bi quan về triển vọng sản xuất trong năm tới.
Với những cơn gió ngược bên ngoài đang gia tăng và có dấu hiệu suy yếu về nhu cầu trong nước, HSBC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 xuống mức thấp hơn dự báo trước đây. “Tuy nhiên, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong ASEAN mà chúng tôi dự báo còn tiếp tục có được tăng trưởng dương trong năm 2020”, chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC cho biết.
Chống lại rủi ro bên ngoài
Tuy nhiên, tin tốt là: BOP của Việt Nam đang ở một vị thế tương đối mạnh, qua đó giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại các rủi ro bên ngoài. Nhờ dòng vốn FDI được duy trì, tài khoản vốn thặng dư đã giúp hỗ trợ để duy trì thặng dư BOP tổng thể. Trong khi đó, thặng dư thương mại tăng nhanh và kiều hối tăng cũng đã giúp chuyển tài khoản vãng lai từ thâm hụt sang thặng dư.
Từ năm 1996, Việt Nam đã duy trì thặng dư BOP trong hầu hết các năm. Đặc biệt là năm 2019, Việt Nam đã có được thặng dư BOP cao kỷ lục là 23 tỷ USD, tương đương khoảng 9% GDP. Nhìn vào sự gia tăng của BOP này, có thể thấy động lực dẫn dắt BOP thặng dư đã phần nào thay đổi. Nếu như giai đoạn trước năm 2011, thặng dư cán cân vốn lớn là đóng góp chính thì ở giai đoạn sau năm 2011, việc cán cân vãng lai chuyển từ thâm hụt sang thặng dư là yếu tố đã giúp chuyển BOP sang vị thế có thặng dư lớn.
Sau một vài năm vốn FDI giảm, Việt Nam chứng kiến sự hồi sinh của FDI kể từ năm 2013. Dòng vốn FDI vào các ngành xuất khẩu hiệu quả cũng giúp cán cân vãng lai của Việt Nam chuyển sang một vị thế thuận lợi hơn, từ đó giúp thay đổi cục diện BOP của Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, với việc đang trỗi dậy như một trung tâm lắp ráp điện tử, Việt Nam đã chứng kiến thặng dư thương mại ngày càng tăng. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam đã tăng từ 3 tỷ USD (4% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm 2008 lên 87 tỷ USD (33% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm 2019. Do đó, đã giúp mức thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao kỷ lục là 11 tỷ USD, đẩy thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam lên tương đương 5% GDP trong năm ngoái.
Hơn nữa, thặng dư thu nhập thứ cấp gia tăng cũng đã hỗ trợ một vị thế cán cân vãng lai thuận lợi. Một lượng lớn trong đó đến từ việc kiều hối liên tục được chuyển về. Kiều hối tăng trưởng đều đặn trong hai thập kỷ qua, khiến Việt Nam trở thành nước nhận lớn thứ tư ở châu Á, với dòng kiều hối trị giá 16,7 tỷ USD (6,4% GDP) trong năm 2019.
Những nỗ lực của Việt Nam hướng tới vị thế BOP thuận lợi hơn trong vài năm qua đã chuyển thành sự tích lũy nhanh chóng dự trữ ngoại hối. Hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 84 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu, tốt hơn rất nhiều giai đoạn trước đây. Dự trữ ngoại hối cao đã góp phần nâng cao uy tín vị thế của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời hỗ trợ đồng VND duy trì trạng thái ổn định. Ngay như năm nay, đại dịch Covid-19 bùng phát đã đẩy đồng USD tăng giá khá mạnh, có thời điểm chỉ số đồng USD đã tăng lên tới 102,82 điểm, cao nhất trong 3,5 năm qua. Tuy nhiên thị trường ngoại hối và tỷ giá trong nước vẫn được duy trì ổn định, VND chỉ mất giá nhẹ. “Chúng tôi dự báo, VND có thể giảm giá 1,2% so với USD trong năm nay (so với cùng kỳ năm ngoái), dẫn đến dự báo cuối năm của chúng tôi là tỷ giá sẽ ở mức 23.450”, HSBC dự báo.
Đồng tình với dự báo này, nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực đối với lạm phát đã giảm trong tháng 4 vừa qua. Bên cạnh đó, với cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, cộng thêm nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, tỷ giá trong nước sẽ được duy trì cơ bản ổn định.
Các tin khác

NHNN Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước Lào

Sacombank kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới tại Campuchia

Hội nghị song phương thường niên giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào

Giải chạy “LPBank – Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực

Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Bản Việt ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Thúc đẩy vay tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen

Vietbank Digital bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Phú Yên: Gỡ khó cho thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng

Tỷ giá sáng 30/11: Tỷ giá trung tâm giảm 22 đồng

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Đặc biệt của BIS và Hội nghị cấp cao HKMA-BIS 2023

Ông Đoàn Văn Thắng được giao phụ trách điều hành hoạt động Hội đồng thành viên VAMC

Mobile Money liên kết ngân hàng thúc đẩy tiêu dùng

Tỷ giá sáng 29/11: Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
