Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 sẽ có những thay đổi đối với mức hưởng lương hưu thấp nhất mà người dân nhận được.
aa
Từ 10/4: Áp dụng chính sách tiền lương mới đối với khối doanh nghiệp Nhà nước Từ 1/7/2024: Bãi bỏ, giữ lại các loại phụ cấp nào? Để tăng lương thực sự phát huy hiệu quả

Điều chỉnh lương hưu 3 nhóm đối tượng

Theo chủ trương của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ không còn “mức lương cơ sở”. Trong khi đó, theo các quy định hiện hành, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng.

Để phù hợp với chính sách tiền lương mới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới.

Điều chỉnh lương hưu đảm bảo công bằng giữa những người nghỉ hưu trước và sau 1/7/2024
Điều chỉnh lương hưu đảm bảo công bằng giữa những người nghỉ hưu trước và sau 1/7/2024

Cụ thể, có 3 nhóm đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh lương hưu khi chính sách tiền lương mới có hiệu lực:

- Nhóm 01: Những người nghỉ hưu thông thường.

Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024.

Theo Bộ LĐTB&XH, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu thiệt thòi khi cải cách tiền lương.

- Nhóm 02: Những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024

Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Bên cạnh việc áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương từ ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường. Việc này nhằm đảm bảo công bằng và không để đối tượng này bị thiệt thòi khi cải cách tiền lương.

- Nhóm 03: Nhóm nghỉ hưu trước năm 1995.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung thông tin, với nhóm đối tượng này, đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt khi điều chỉnh lương hưu.

Dự kiến, các nội dung này sẽ có trong nghị định liên quan đến điều chỉnh lương hưu sẽ trình Chính phủ trong thời gian sắp tới.

Căn cứ để xác định mức lương hưu mới

Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình Ban soạn thảo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có giải trình về quy định mức lương hưu thấp nhất: Khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở chỉ áp dụng đối với những người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định này không áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hưởng lương hưu mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt
Sửa luật để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng mới nhận lương hưu

Bộ LĐTB&XH là cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) nhấn mạnh: Chủ trương của Nghị quyết số 28-NQ/TW là mở rộng bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

Thể chế hóa chủ trương trên, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã sửa theo hướng giảm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu vùng cao nhất để phù hợp với khả năng của một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được bổ sung (người lao động làm việc không trọn thời gian, chủ hộ kinh doanh, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương,...).

Theo Chính phủ, các quy định Luật Bảo hiểm xã hội hiện tại không nêu rõ ràng về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất. Tuy nhiên, chỉ những người lao động đóng bảo hiểm xã hội có tiền lương tháng bằng, hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng, mới được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vậy nên, sửa đổi giúp mở ra cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số nhóm đối tượng bổ sung, như: Người lao động làm việc không trọn thời gian; chủ hộ kinh doanh; người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Ngoài ra, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng quy định điều chỉnh giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm để nhiều người có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng.

Báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp 7 sáng 20/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thông tin: “Tính đến hết năm 2023, đã dành được khoảng 680.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới”.

Trước đó, nội dung về cải cách tiền lương cũng có trong Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 được Quốc hội biểu quyết thông qua. Để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Cụ thể, chi cho cải cách tiền lương là 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11.100 tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18.000 tỷ đồng.

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc.
Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Từ nay đến 2030, sẽ có khoảng 2.000 hộ gia đình có người cao tuổi tại tỉnh Đồng Nai sẽ được vay vốn ưu đãi lãi suất để khởi nghiệp, sản xuất – kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lâm nghiệp.
Sống an nhiên tuổi xế chiều: Bí quyết vàng không thể bỏ qua

Sống an nhiên tuổi xế chiều: Bí quyết vàng không thể bỏ qua

Người trẻ thường chưa quan tâm đúng mức đến việc tiết kiệm cho tuổi già. Tuy nhiên, nếu hình thành thói quen quản lý tài chính ngay từ sớm, bạn hoàn toàn có thể an tâm tận hưởng cuộc sống thoải mái khi về hưu.
Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Người cao tuổi sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tự chủ tài chính thay vì phụ thuộc vào con cái. Vậy đâu thực sự là kế hoạch tài chính phù hợp và an toàn để có một tuổi già an vui?
Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Thông tin từ Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau ngày 1/9/2024 sẽ hoàn tất chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng cho người nhận lương hưu tại 20 tỉnh, thành phố sau khi đã hoàn thành tại 43 tỉnh, thành phố vào ngày 1/8 vừa qua.
Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn về thực hiện chi trả an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt theo kế hoạch hành động của Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Ngày 10/4, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành văn bản chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội thành phố giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích phát triển người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị trực thực.
Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

LienVietPostBank không chỉ là ngân hàng tiên phong nghiên cứu và xây dựng sản phẩm đặc thù Tín dụng Hưu trí mà còn phát triển riêng cho khách hàng dòng Thẻ ATM Hưu trí với những chính sách ưu đãi và cơ chế tốt nhất hiện có trên thị trường, qua đó phát huy tối đa quyền lợi của người hưởng lương cũng như sự tiện dụng của tài khoản lương hưu.
Phát triển dịch vụ ngân hàng cho người cao tuổi

Phát triển dịch vụ ngân hàng cho người cao tuổi

Hệ thống ngân hàng ở các địa phương đang tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số các dịch vụ công. Tỷ lệ chi trả lương hưu và an sinh xã hội qua tài khoản ngân hàng đang tăng trưởng mạnh.
Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Theo một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, đa số người lớn tuổi đều muốn tự chủ hơn về cuộc sống, đặc biệt là khía cạnh tài chính. Vì vậy, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng dễ dàng với không ít ưu đãi.