Đánh giá lại GDP để tính đúng, tính đủ quy mô nền kinh tế
![]() | Tổng cục Thống kê thông tin về việc đánh giá lại GDP |
![]() | WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, đạt 6,6% trong năm 2019 |
![]() |
TS. Nguyễn Bích Lâm |
Được biết, Tổng cục Thống kê vừa tiến hành đánh giá lại quy mô GDP. Xin ông cho biết vì sao lại thực hiện đánh giá lại?
Đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam.
Với Việt Nam, mặc dù nguồn thông tin thống kê ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu tốt hơn, nhưng vẫn chưa đầy đủ về thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm. Theo đó, hàng năm dựa vào thông tin từ điều tra chọn mẫu để biên soạn GDP. Cách làm này có thể phản ánh được xu hướng phát triển của từng ngành, nhưng chưa phản ánh đầy đủ toàn diện về quy mô giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và quy mô GDP toàn bộ nền kinh tế...
Trong khi Việt Nam là nền kinh tế rất năng động, cơ cấu ngành kinh tế có thay đổi nhanh, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và bắt đầu có sự phát triển của một số hoạt động theo mô hình kinh tế mới và sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nên cũng cần đánh giá đầy đủ hơn. Đơn cử như lần đánh giá này chúng tôi đã đưa thêm kết quả hoạt động của 76.000 DN vào số liệu thống kê. Những DN gồm DN đang hoạt động nhưng không cung cấp số liệu cho cơ quan thống kê và cả số DN mới đi vào hoạt động nhưng Tổng cục Thống kê chưa kịp thời cập nhật số liệu đầy đủ.
Việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế. Đồng thời, chúng ta đang xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025, “việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.
Đánh giá lại quy mô GDP lần này có phải do thay đổi phương pháp tính?
Tổng cục Thống kê chỉ rà soát bổ sung nguồn thông tin và thực hiện đánh giá lại GDP theo phương pháp đã và đang thực hiện, không phải là tính lại GDP theo phương pháp khác. Chúng tôi khẳng định, cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo đúng thông lệ quốc tế.
![]() |
Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước |
Kết quả đánh giá lại quy mô GDP sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế và có ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng và các chỉ số như nợ công, bội chi… như thế nào, thưa ông?
Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Kết quả đánh giá lại quy mô GDP tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển KT-XH trong các giai đoạn tiếp theo. Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Tuy nhiên, việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020 và chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020.
Đánh giá lại quy mô GDP có làm thay đổi cơ cấu GDP, trong đó tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tuy nhiên mức thay đổi không lớn. Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.
GDP được đánh giá lại phản ánh số liệu thấp hơn đối với nhiều chỉ tiêu tài chính/tài khóa: tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ thuế so với GDP; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài so với GDP.
Sự thay đổi có thể cho thấy khả năng mở rộng dư địa cho thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và vay của Chính phủ. Tuy nhiên, khả năng tác động là thấp vì trong thực tế thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế/phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi các văn bản pháp luật.
Như vậy sẽ có 2 con số về GDP, số mới và số cũ. Vậy số liệu GDP sẽ được sử dụng như thế nào?
Chúng tôi sẽ đưa ra 2 dãy số về GDP. Dãy số GDP cũ dùng để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH đã được đặt ra trong các nghị quyết, Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020. Dãy số GDP mới chỉ dùng cho việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH trong giai đoạn 2021-2025.
Như ông cho biết, với GDP được đánh giá lại thì nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ nợ công/GDP, bội chi ngân sách/GDP… thấp đi, và nhiều ý kiến lo ngại, “như vậy sẽ tạo điều kiện vay thêm nợ mà không lo vượt trần Quốc hội cho phép”?
Chúng tôi khẳng định lại rằng mục đích của việc đánh giá lại GDP không hướng tới điều này, việc tính toán lại quy mô GDP không phải để Chính phủ sau này gia tăng vay nợ. Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp bức tranh thực của nền kinh tế. Từ bức tranh thực của nền kinh tế, việc tăng vay nợ hay không là do phản ứng chính sách của các bộ ngành và của Chính phủ.
Chúng tôi khẳng định việc đánh giá lại GDP là việc thường xuyên, mọi cơ quan thống kê trên thế giới đều thực hiện. Tổng cục Thống kê đã làm đúng quy trình, khoa học mà vẫn theo phương pháp tính đang áp dụng chứ không phải là thay đổi phương pháp tính để nhằm làm tăng quy mô GDP.
Trong lần đánh giá lại GDP này, khu vực kinh tế chưa được quan sát được tính vào GDP thế nào, thưa ông?
Về phạm vi đánh giá lại quy mô GDP, lần này chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.
Bao giờ GDP mới sẽ được công bố, thưa ông?
Tổng cục Thống kê sẽ báo cáo Thủ tướng, dự kiến cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 sẽ công bố GDP được đánh giá lại.
Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!
Các tin khác

Thách thức đối với phát triển điện gió

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/5

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Đà Nẵng hướng tới thành phố tài chính thông minh

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh

Luật giao dịch điện tử: Mở đường cho chuyển đổi số Việt Nam

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 30/5

Kinh tế 5 tháng: Tăng cường hiệu quả thực thi các chính sách

Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán
![[Infographic] FDI tháng 5/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/052023/30/14/anh-dai-dien-t5-202320230530144115.jpg?rt=20230530144123?230530025804)
[Infographic] FDI tháng 5/2023

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/5

Tháng Năm xuất siêu 2,4 tỷ USD

TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 769,6 nghìn tỷ đồng

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
