Chỉ số kinh tế:
Ngày 18/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.994 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Khởi công 3 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 115 nghìn tỷ đồng

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Ngày 18/6, UBND TP.HCM; UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ GTVT tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM, Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
aa

Lễ khởi công được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP.HCM (khởi công dự án đường Vành đai 3) kết nối với các điểm cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khởi công Dự án Biên Hòa - Vũng Tàu) và Đắk Lắk (khởi công dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột).

Khởi công 3 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 115 nghìn tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các địa phương bấm nút khởi công các dự án giao thông

Phát biểu tại buổi lễ khởi công tại TP.HCM, Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cho rằng đây là chuỗi các dự án trọng điểm ngành giao thông được khởi công trong tháng 6 năm 2023. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Thực tiễn đã chứng minh, giao thông vận tải nói chung và đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Trong giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc. Trong khi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc (hoàn thành được mục tiêu này thì đến 2025 chúng ta cần đạt được 3.000 km và 2026 - 2030 phấn đấu có thêm 2.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong giai đoạn 9 năm từ 2021 đến 2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm qua.

Khởi công 3 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư hơn 115 nghìn tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công các dự án giao thông tại điểm cầu trực tuyến TP.HCM

Để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra ở Đại hội XIII, từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, chúng ta đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729 km. Như vậy, cùng với 1.729 km đã đưa vào khai thác và tổng chiều dài đường cao tốc của các dự án đang thi công, đã khởi công đến hết tháng 6/2023 là 1.756 km; nếu quyết tâm, nỗ lực phấn đấu thì cơ bản chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km vào năm 2025.

“Điều đặc biệt của 3 dự án khởi công ngày hôm nay là các dự án đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng có về đẩy mạnh phân cấp phân quyền, theo đó giao địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án; áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương; áp dụng chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu thi công dự án, qua đó rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án. 3 cơ chế này đều đã phát huy tối đa tác dụng, khẳng định sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành cơ chế mới để hoàn thành mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết của Đảng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km). Tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng được đầu tư bằng Ngân sách Trung ương và Ngân sách các địa phương; tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 53,7 km Trong giai đoạn hoàn thiện sẽ thực hiện mở rộng bảo đảm quy mô 06-08 làn xe cao tốc. Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư là 17.837 tỷ đồng được đầu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m. Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư: 21.935 tỷ đồng.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Sáng 18/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về kết quả triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế; an sinh xã hội.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu thanh tra của ngành Ngân hàng

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu thanh tra của ngành Ngân hàng

Ngày 18/6, Đảng bộ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Quang Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Thống đốc NHNN.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Thực hiện quyết liệt các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Sáng 18/6, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã phát biểu giải trình các ý kiến của đại biểu, làm rõ những vấn đề trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Với tầm nhìn chiến lược và các giải pháp đột phá, Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8%, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể để tháo gỡ điểm nghẽn, đảm bảo thu - chi ngân sách, giải ngân đầu tư công và quản lý tài sản công hiệu quả.
Đại hội Chi bộ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đại hội Chi bộ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 18/6, Chi bộ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổ chức Đại hội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội được tiến hành với phương châm: “Trách nhiệm - Kịp thời - Hiệu quả trong xây dựng và triển khai các chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ NHNN, Phó Thống đốc Thường trực NHNN dự và chỉ đạo Đại hội.
Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao nguồn lực Quốc gia

Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao nguồn lực Quốc gia

Thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thống nhất cho rằng, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hơn 62.739 cơ sở tài sản công chưa được xử lý, hàng nghìn dự án chậm tiến độ, và trụ sở dôi dư gây lãng phí lớn. Các đại biểu đã đề xuất giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tối ưu hóa nguồn lực, hướng tới nền quản trị quốc gia hiệu quả, minh bạch trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội: Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới cho quản lý hành chính và cuộc sống

Hà Nội: Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới cho quản lý hành chính và cuộc sống

Chuyển đổi số đang là một xu hướng không thể đảo ngược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tại Hà Nội, chính quyền đang không ngừng nỗ lực để hiện đại hóa bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng quản lý, cũng như cải thiện cuộc sống của người dân.
“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

Từ miền cát trắng ven biển lên đến vùng cao nguyên lộng gió ở miền Trung - Tây Nguyên, thông qua chiếc điện thoại thông minh, những đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang đến gần hơn với người dân. Hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ ấy, không chỉ thay đổi cách ngân hàng phục vụ khách hàng, mà còn mở ra cánh cửa mới để người nghèo và các đối tượng chính sách khác “bắt tay” với công nghệ, tự tin hoạch định tương lai cho chính bản thân mình…
Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 17/6/2025 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.