Kiên Giang: Tích cực giải ngân vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 11
![]() |
Cán bộ NHCSXH Kiên Giang trao sổ vay vốn cho người dân |
Ngay sau khi Nghị quyết số 11 được ban hành xác định rõ vai trò, tầm quan trọng về chính sách mới của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Kiên Giang kịp thời ra văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp, tham mưu triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết này, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH, hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách để lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác.
Ông Đoàn Công Thiệt, Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH Kiên Giang cho biết: Bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, NHCSXH Chi nhánh từ hội sở đến các phòng giao dịch đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể chú trọng rà soát nhu cầu vốn trong nhân dân, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Song song đó, công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, mục tiêu, ý nghĩa và các quy định của chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11 để người dân nắm bắt, đăng ký vay vốn và các thôn ấp, khu phố tổ chức bình xét đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Theo số liệu tổng hợp của NHCSXH Kiên Giang, tổng nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11 trong năm 2022 trên toàn địa bàn là 261,3 tỷ đồng của 5 chương trình cho vay gồm 120 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm, 123,3 tỷ đồng cho vay xây dựng, mua nhà ở xã hội; cho vay chương trình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến là 10 tỷ đồng; cho vay người dân tộc thiểu số miền núi 5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng cho vay các cơ sở giáo dục mầm non tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phòng chống dịch.
Để đồng vốn ưu đãi của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11 về kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng, NHCSXH Kiên Giang đã khẩn trương giải ngân ngay từ đầu năm.
Tính đến 21/6/2022 đã gần 90 tỷ đồng cho hơn 1.200 khách hàng vay vốn, trong đó nhiều nhất là cho vay giải quyết việc làm là 82.6 tỷ đồng. Kế đến là 2 chương trình cho vay xây dựng mua nhà ở xã hội, cho vay học sinh sinh viên mua máy tính thiết bị học tập trực tuyến, mỗi chương trình xấp xỉ 1,5 tỷ đồng…
![]() |
Cán bộ NHCSXH Kiên Giang tích cực giải ngân vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 11 để người dân tiếp cận được nguồn vốn sớm nhất có thể |
Là một trong những người vay vốn theo Nghị quyết 11 sớm nhất, ông Phạm Văn Yên, ngụ ấp Bình Thành, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận đã sử dụng 70 triệu đồng vốn ưu đãi ngay sau ngày NHCSXH huyện Vĩnh Thuận giải ngân để mua bò. “Hiện gia đình tôi nuôi vỗ béo 4 con bò và 3 con heo nái. Tất cả có được là từ nguồn vốn ưu đãi giúp sức đấy”. ông Yên chia sẻ.
Hay như nhà ông Danh Phương, người dân tộc Khmer ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành thời gian qua bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc làm lúc có, lúc không, thu nhập rất bấp bênh. Cùng với đó, con cái đông nhưng lại không có máy tính để cho con theo học trực tuyến. May sao khi nghe địa phương thông báo có chương trình hỗ trợ cho những gia đình khó khăn được vay tiền ưu đãi để mua máy tính, thiết bị học tập cho học sinh, ông Phương đăng ký liền. Nhận được 20 triệu đồng tiền vay, ông rất phấn khởi khi có tiền mua chiếc máy tính để các cháu có điều kiện học hành.
Song song với việc đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn theo Nghị quyết 11/NQ-CP, NHCSXH Kiên Giang tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tin dụng khác. Đến nay, tổng dư nợ sau gần 20 năm hoạt động của NHCSXH Kiên Giang đã đạt 4.379 tỷ đồng, tăng 280 tỷ đồng so với năm 2021, với 150.478 khách hàng còn dư nợ.
Có thể khẳng định, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai xâm nhập mặn, NHCSXH Kiên Giang đã chủ động tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, tập trung huy động được nguồn lực lớn, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, trở thành trụ cột trong chương trình giảm nghèo, bảo đảm an ninh xã hội bền vững.
Các tin khác

Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

Agribank đẩy mạnh tài chính toàn diện

NHCSXH ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới

Miễn thuế đất nông nghiệp: Động lực tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2030

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
