Kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro từ thương chiến
Kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng trưởng chậm lại trong quý III Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại 2.0 Đàm phán để thúc đẩy quan hệ kinh tế |
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn giữ các gói kích thích kinh tế trong dự trữ để đối phó với tác động từ thuế quan của Mỹ. Các số liệu dự kiến công bố vào thứ Hai cho thấy doanh số bán lẻ tăng trưởng, đầu tư giữ vững tốc độ của năm trước, trong khi sản lượng công nghiệp chỉ giảm nhẹ do nhiều nhà máy đóng cửa để nghỉ Tết Nguyên đán.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Tuy nhiên mục tiêu này đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và nhu cầu tiêu dùng nội địa chưa thực sự bứt phá.
![]() |
Biểu đồ: So sánh mục tiêu và thực tế tăng trưởng của Trung quốc qua các năm (chấm xanh phản ánh thực tế) - Nguồn: Dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc về mục tiêu tăng trường |
Theo nhóm kinh tế của Citigroup Inc., trong đó có chuyên gia Xiangrong Yu, các chỉ số kinh tế quan trọng trong 2 tháng đầu năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ ổn định.
“Chúng tôi kỳ vọng các chỉ số hoạt động kinh tế chính trong hai tháng đầu năm sẽ duy trì ổn định. Tăng trưởng có thể khởi đầu vững chắc khi những tác động tiêu cực từ thương mại vẫn chưa bộc lộ rõ ràng”, Citigroup nhận định trong báo cáo gần đây.
Dữ liệu chính thức từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc dự kiến được công bố vào lúc 10h sáng (giờ Bắc Kinh) vào thứ Hai, với các con số cụ thể về hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đầu tư: Sản lượng công nghiệp dự kiến tăng 5,3%, giảm nhẹ so với mức 5,8% của cả năm 2024; Doanh số bán lẻ được kỳ vọng tăng 3,8%, cao hơn mức 3,5% của năm ngoái; Đầu tư tài sản cố định có khả năng tăng 3,2%, tương đương mức tăng của năm 2024.
Ngành công nghiệp tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025. Mặc dù chiến tranh thương mại với Mỹ đang có nguy cơ bùng phát, hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn ghi nhận sự phục hồi trong dữ liệu chính thức được công bố tháng trước. Ngành xây dựng và dịch vụ phi sản xuất tăng trưởng đúng với kỳ vọng, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc đạt kỷ lục trong 2 tháng đầu năm với tổng giá trị lên tới 540 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu sang khối ASEAN và Liên minh châu Âu tiếp tục gia tăng, cho thấy Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa thị trường để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những động thái nhằm củng cố khu vực tư nhân. Một trong những bước đi quan trọng là tổ chức cuộc gặp với các lãnh đạo công nghệ hàng đầu, trong đó có Jack Ma, đồng sáng lập Alibaba Group Holding Ltd. Cuộc gặp này được xem như một nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của giới doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, tiêu dùng vẫn là một trong những lĩnh vực chưa phục hồi mạnh mẽ dù Trung Quốc đã dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát Covid-19 từ lâu. Doanh số bán lẻ trong 2 tháng đầu năm tăng 3,8%, nhỉnh hơn mức 3,5% của cả năm 2024, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 5,5% cùng kỳ năm ngoái.
Bloomberg nhận định, tiêu dùng vẫn là điểm yếu của nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ chậm lại dù có sự hỗ trợ từ nhu cầu mùa lễ hội Tết Nguyên đán. Việc chính phủ Trung Quốc công bố các biện pháp kích thích mới trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 3 có thể hỗ trợ quá trình phục hồi, nhưng mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm 2025 vẫn là một thách thức lớn.
Một trong những tín hiệu đáng lo ngại là lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã rơi vào trạng thái âm trong tháng 1 và 2, lần đầu tiên kể từ năm 2021. Theo các nhà kinh tế, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán diễn ra sớm hơn mọi năm có thể đã góp phần đẩy giá tiêu dùng xuống mức âm, nhưng mức giảm giá mạnh hơn dự báo cho thấy áp lực giảm phát vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Đáng chú ý, nhập khẩu cũng bất ngờ giảm 8,4% vào đầu năm nay, phản ánh nhu cầu trong nước còn yếu và chưa có sự phục hồi rõ ràng.
Nhằm kích thích tiêu dùng, chính phủ Trung Quốc đã đưa mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng vào báo cáo công tác thường niên, lần đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền hơn một thập kỷ trước. Chính phủ cũng tăng gấp đôi gói hỗ trợ thương mại lên 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 41,4 tỷ USD). Nhưng giới phân tích vẫn hoài nghi về hiệu quả của những biện pháp này trong việc tạo ra sự thay đổi thực sự trên thị trường tiêu dùng.
Ở mảng đầu tư tài sản cố định, lĩnh vực bất động sản tiếp tục là một trong những mối quan tâm lớn nhất của chính phủ Trung Quốc. Thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với áp lực giảm giá, nhưng một tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi tốc độ giảm giá nhà mới đã chậm lại trong tháng 1, đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp có dấu hiệu ổn định hơn. Nhờ vào các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ, đầu tư tài sản cố định được dự báo tăng 3,2% trong 2 tháng đầu năm 2025, ngang bằng với mức tăng trưởng của năm 2024. Điều này cho thấy những nỗ lực ổn định thị trường bất động sản đang bắt đầu có hiệu quả, nhưng vẫn cần thêm nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để có thể thúc đẩy sự phục hồi toàn diện trong các quý tiếp theo.
Tuy nhiên việc Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào một cuộc chiến thương mại mới có thể đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Trung Quốc trong những tháng tới. Bởi vậy mặc dù các số liệu ban đầu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn duy trì sự ổn định tương đối, song với mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm 2025, Bắc Kinh sẽ cần tiếp tục duy trì chính sách linh hoạt để đảm bảo sự ổn định vĩ mô, đồng thời tìm cách kích thích tiêu dùng và đầu tư trong bối cảnh rủi ro thương mại đang gia tăng.
Các tin khác

Thái Lan hạ lãi suất lần thứ hai liên tiếp, cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế

USD đang hướng tới tháng giảm giá tồi tệ nhất trong hơn 2 năm vì thuế quan

Diễn biến thị trường tài chính toàn cầu ngày 29/4

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 29/4

Đồng USD chưa lấy lại mức lỗ lớn hôm qua và triển vọng vẫn bất định vì thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến trái chiều

Phố Wall và nhà đầu tư toàn cầu chuẩn bị đón sóng dữ liệu quan trọng

Trung Quốc lựa chọn chiến lược "kiên nhẫn" để duy trì ổn định kinh tế

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 28/4

Nhật Bản có thể là "phép thử" cho các thỏa thuận thuế quan của Trump

Thị trường hàng hóa: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index quay lại vùng 2.200 điểm

USD có tuần tăng giá đầu tiên từ giữa tháng 3, nhưng triển vọng vẫn bất định

IMF: Nhiều NHTW châu Á có dư địa nới lỏng tiền tệ

Điều gì đặc biệt trong phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính quốc tế trên thoibaonganhang.vn

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cảnh báo về rủi ro nợ công tại các thị trường mới nổi
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khởi tạo khoản vay: Dễ hơn cả đặt đồ ăn online

Sở hữu ngay xe điện BYD với lãi suất 0%

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
