Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Luật hỗ trợ DNNVV: Chính sách không bóp méo thị trường

 - 
Những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV đã được các chuyên gia, nhà hoạch định và thực thi chính sách tham gia tạo dựng. Nhiều ý kiến thảo luận đáng chú ý được nêu tại Hội thảo “Đề xuất các nội dung cơ bản cho Luật Hỗ trợ DNNVV”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây.
aa


DNNVV sẽ được nhiều ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước

Đại diện Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, với kết cấu dự kiến 3 chương, Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện thông qua thiết lập nguyên tắc, chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển sáng tạo và độc lập, xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ DNNVV. Đặc biệt, Luật chỉ đưa ra các chính sách khung về hỗ trợ DNNVV thực hiện đổi mới.

Trên cơ sở đó, tùy điều kiện từng thời kỳ Chính phủ sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ cụ thể theo định hướng của Luật. Riêng với thuế, DNNVV sẽ được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn 5% so với mức thuế suất áp dụng chung cho các DN.

Một điểm đáng nói trong nội dung dự luật đó là cơ hội mở rộng thị trường cho DNNVV khi đưa ra quy định: Chính phủ ban hành chính sách quy định tỷ lệ tối thiểu mua sắm công của các cơ quan Nhà nước ưu tiên dành cho DNNVV. Nhà thầu là DNNVV được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp theo quy định của Luật Đấu thầu.

Vấn đề hỗ trợ liên kết giữa các DNNVV và giữa DNNVV với DN lớn cũng được đặt vào nội dung dự luật với chính sách khuyến khích hợp tác giữa các DNNVV theo mô hình cụm, nhóm DN có ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau, nhằm phát triển liên kết giữa các DN, tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng và tăng cường năng lực cho DN.

Chính phủ có chính sách bảo vệ các DNNVV khi tham gia là nhà thầu phụ, tham gia hợp đồng với các DN lớn; thực hiện các biện pháp thiết lập hệ thống tương hỗ qua đó các DNNVV có thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa trường hợp mất khả năng thanh toán. Đồng thời, thiết lập cơ chế mua chung, bán chung và có chính sách hỗ trợ thuế đối với các DN lớn dành một tỷ lệ nhất định mua sắm nguyên nhiên liệu đầu vào của các DNNVV.

Xuất phát từ kinh nghiệm quản lý thực tế, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc nhìn nhận, Luật Hỗ trợ DNNVV phải xác định đối tượng DN nào sẽ được hỗ trợ, hay DN thuộc ngành nào sẽ nhận được ưu đãi. Việc lựa chọn đối tượng này có thể sẽ tạo ra tác động lan tỏa đến các DN ngành khác, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để DNNVV tiếp cận được những cơ chế chính sách không đơn giản.

Ví như khái niệm thế nào là DNNVV, nếu không áp theo các tiêu chí trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì có cần điều chỉnh bỏ hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, chỉ bao gồm DN đăng ký theo Luật DN nhằm khuyến khích hộ kinh doanh thành lập DN, từ phi chính thức thành chính thức? Hoặc có nên chia DNNVV thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa, để có chính sách cụ thể cho từng nhóm? Có nên đưa tiêu chí doanh thu để xác định DNNVV hay không? Đại diện Cục Phát triển DN đưa ra hàng loạt vấn đề.

PGS-TS. Trần Thị Vân Hoa, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, cần nhìn nhận lại việc thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP, xem kết quả hỗ trợ kém do nội hàm của các chính sách hay do hành động và thái độ thực thi. Từ đó, nghiên cứu phạm vi hỗ trợ nên tập trung vào các chính sách hỗ trợ và hành động thực thi, hay gồm cả hoạt động hỗ trợ và hành động cải thiện môi trường kinh doanh.

Về vai trò của cơ quan chức năng, các chuyên gia cho rằng, trách nhiệm của Chính phủ chỉ ban hành chính sách chung. Nội dung luật nên bổ sung trách nhiệm báo cáo và giải trình của các bộ, ngành. Về trách nhiệm của DNNVV nên cân nhắc có thể bỏ vì không ràng buộc, nhưng cần bổ sung trách nhiệm của các chủ thể khác như hiệp hội, các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Cùng quan điểm, ông Đạt giải thích: “Ở nước ta hiện nay có khá nhiều cơ quan có chức năng liên quan đến hỗ trợ DN, nhưng khi có vấn đề cần trợ giúp thì DN không biết tìm đầu mối nào và sẽ được trợ giúp theo phương thức nào”.

Như vậy, nếu Luật được xây dựng và ban hành, DNNVV có khá nhiều cơ hội và ưu ái. Tuy nhiên, PGS-TS. Trần Thị Vân Hoa cũng đặt vấn đề với các cơ quan soạn thảo: “Quan điểm hỗ trợ trong dự luật theo nguyên tắc thị trường hay khắc phục thất bại của thị trường?”. Đây cũng là bài toán cần giải khi một mục tiêu quan trọng của Luật là đảm bảo chính sách hỗ trợ không “bóp méo” thị trường.

Nhất Thanh

thoibaonganhang.vn

Tin liên quan

Tin khác

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.
Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Nghệ thuật phản hồi và ghi nhận: Chìa khoá tạo động lực và gắn kết nhân viên

Thời điểm hiện nay, môi trường làm việc ngày càng biến động, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để giữ chân và truyền cảm hứng cho đội ngũ. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng lương hay các chính sách phúc lợi cũng là câu trả lời. Một yếu tố vô hình nhưng có sức mạnh to lớn, chính là nghệ thuật phản hồi (feedback) và ghi nhận (recognition) - hai kỹ năng mà nhà quản lý hiện đại cần thành thạo để tạo động lực và sự gắn kết bền vững với nhân viên.
Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.
Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk đã có những chia sẻ về sự tích hợp giữa sản xuất, năng lượng và công nghệ được đúc kết trong hành trình “xanh hóa” tại Vinamilk, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050.
Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu gắn với xuất khẩu nguyên liệu đang là mô hình đầu tư lợi nhuận cao, ít rủi ro được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược dài hạn mang lại dòng thu nhập bền vững và tăng khả năng quốc tế hóa.
VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

VPBankSME, Hilo, Vinatti: Hợp lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Tọa đàm “Giải pháp tài chính số cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME” giữa VPBankSME, Hilo và Vinatti mở ra giải pháp toàn diện cho hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa chiến lược số hóa và mở rộng tài chính toàn diện cho khối SME.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.