Nam Định: Đô thị cổ thứ 2 chỉ sau Hà Nội
Nam Định nỗ lực chuyển đổi số tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Nam Định trao quyết định đầu tư dự án VSIP Nam Định cho doanh nghiệp Singapore Nam Định: Truyền thống hào hùng, cơ hội rộng mở |
Giảm 1 huyện và nhiều xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng (trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ), có diện tích hơn 1,6 nghìn km2, dân số khoảng 1,8 triệu người.
Tỉnh này phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp biển (Nam Định có bờ biển dài 74 km; ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn).
![]() |
Từ ngày 1/9/2024 huyện Mỹ Lộc được sáp nhập với thành phố Nam Định. 77 xã, phường, thị trấn của tỉnh (trong tổng số 226 xã, phường, thị trấn) cũng được sắp xếp thành 26 đơn vị hành chính mới, qua đó giảm 51 đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh (từ 226 giảm còn 175 đơn vị).
Sau khi sắp xếp, tỉnh Nam Định có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 8 huyện); 175 đơn vị hành chính cấp xã (146 xã, 14 phường, 15 thị trấn). Dân số của tỉnh Nam Định tính đến hết năm 2024 gần 1,9 triệu người, đông thứ 12 của cả nước; Nam Định có diện tích 1.668 km2, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.
![]() |
Trước khi có tên gọi là Nam Định, vùng đất này có nhiều cái tên khác nhau. Năm 1239, vua Trần Thái Tông cho xây dựng hành cung Tức Mặc. Năm 1262, hương Tức Mặc được nâng cấp thành Phủ Thiên Trường, đây là dấu mốc đầu tiên cho đô thị Nam Định.
Phủ Thiên Trường là đơn vị hành chính đặc biệt, có vị trí như kinh đô thứ hai. Là đơn vị hành chính đặc biệt, Thiên Trường không chỉ là một trung tâm chính trị, nơi đây còn là trung tâm khởi phát nhiều giá trị văn hóa tư tưởng, tôn giáo, phong tục tập quán mang đậm bản sắc Đại Việt - Đông A.
Giáo phái Trúc Lâm (Yên Tử) do Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, đã đưa Phật thời nhập thế, gắn đạo với đời, đồng hành cùng dân tộc. Tại đây hiện còn công trình Phật Giáo Chùa Phổ Minh và Tháp Phổ Minh 14 tầng được xây dựng thời nhà Lý phồn thịnh, đầu triều Trần nâng cấp, mở rộng.
Dưới triều Nguyễn, năm 1822 (Minh Mạng thứ 3) đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định, tên gọi Nam Định chính thức ra đời. Chữ "Nam" trong Nam Định có nghĩa là phía Nam, chữ "Định" trong Nam Định có nghĩa là bình định yên ổn, nhà Nguyễn đã gửi gắm vào vùng đất này khát vọng lớn về một đất nước luôn hòa bình ổn định, hùng cường và hưng thịnh.
![]() |
Tư liệu lịch sử về "Thành Nam" ngày trước |
Đến năm Minh Mạng 13 (1832) đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (tỉnh Nam Định được thành lập), với 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay.
Tên gọi trong nhân dân "Thành Nam" bắt đầu từ khi nhà Nguyễn cho xây dựng thành Nam Định và cột cờ Nam Định vào khoảng năm 1812. Đến năm 1839 thành xây bằng gạch nung, từng bước hình thành phố, phường, khu dân cư, chợ búa. Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp xác định: "Chiếm được Hà Nội và Nam Định là chiếm được Bắc Kỳ".
![]() |
Nam Định có nhiều công trình, kiến trúc lịch sử nổi tiếng |
Tại Nam Định, Pháp xây dựng Nhà máy Dệt lớn nhất Đông Dương, cùng với nhà máy Rượu, nhà máy Chai. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề thành Nam Định mở mang, phát triển.
Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Từ năm 1890 Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện (từ đây địa giới tỉnh Nam Định về cơ bản tương đương với hiện nay).
![]() |
Sau thời Trần, Nam Định vẫn giữ vị trí trọng yếu trung tâm phía nam Bắc bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng. Thời Lê - Nguyễn, tập trung khẩn hoang, quai đê lấn biển mở rộng đồng bằng hạ lưu sông Hồng trù phú; cho xây dựng nhiều đền đài, chùa miếu, khuyến khích phát triển các thiết chế văn hóa làng - xã, bồi bổ hun đúc hạt nhân văn hóa dân tộc.
Cuối thời kỳ Pháp thuộc, Nam Định là một trong 29 tỉnh của Bắc Kỳ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nam Định là một trong 10 tỉnh thuộc Liên khu III gồm 9 huyện, 158 xã.
![]() |
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, địa giới hành chính tỉnh Nam Định có sự thay đổi lớn. Ngày 21/4/1965, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà.
Ngày 27/12/1975, hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh, trung tâm hành chính đặt ở Nam Định. Ngày 26/12/1991, chia tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Ngày 6/11/1996, tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam.
Kinh tế - xã hội ngày càng khởi sắc
Theo báo cáo, kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024 tăng trưởng 10,01% so với năm 2023, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 theo giá so sánh 2010 ước đạt 61.222 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2023, là mức tăng cao trong vùng (4/11) và cả nước (9/63). Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,83%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,27%, đóng góp 5,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,56%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 12,34%, đóng góp 0,39 điểm phần trăm.
![]() |
Một góc Nam Định hiện đại |
Quy mô kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 113.329 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2023. GRDP bình quân đầu người giá hiện hành đạt 59,83 triệu đồng/người, tăng 14,35% so với năm trước.
Hiện nay, tỉnh Nam Định đang khai thác 6 khu công nghiệp hiện có và phát triển thêm 10 khu công nghiệp, nâng tổng diện tích quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2030 là 2.546ha.
Đáng chú ý, theo báo cáo (ước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến tháng 9/2024), Nam Định là 1 trong 5 tỉnh trên cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Trong việc xây dựng nông thôn mới ở Nam Định, giai đoạn từ 2011-2015, phong trào xây dựng nông thôn mới đã mang lại sự khởi sắc cho các xã, thị trấn tại các huyện trên địa bàn tỉnh này. Trong số các đơn vị hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã có 10 xã đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Giai đoạn 2016-2020, tiếp bước những thành công giai đoạn trước, số lượng xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới ở Nam Định tiếp tục tăng, trong đó có 7 xã đã có thành tích trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020, tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Đến giai đoạn 2021-2025, tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định tiếp tục có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đạt nhiều kết quả khá tích cực.
Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mở ra không gian mới để thu hút đầu tư phát triển tỉnh.
Mặt khác, Nam Định là quê hương của những Danh nhân, những vị trạng nổi tiếng. Làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua Trần và danh nhân quân sự Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương).
Những vị trạng nổi tiếng có thể kể đến như Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo. Hơn nữa, vùng đất này cũng là nơi có truyền thống hiếu học của cả nước.
Nam Định có trường chuyên là THPT chuyên Lê Hồng Phong (là một trường được xếp vào hàng đầu của cả nước) và hàng loạt ngôi trường khác. Hàng năm, trong tốp các trường dẫn đầu cả nước, Nam Định luôn luôn góp mặt.
Nam Định cũng là nơi nổi danh với nhiều di tích lịch sử như Đền Trần (là khu đền thờ các vị vua đời Trần, lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần); Chùa Cổ Lễ; hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh; tháp chuông Chùa Phổ Minh (ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ khí, chùa Vọng Cung); mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên); mộ nhà thơ Tú Xương (tại Công viên Vị Xuyên, TP Nam Định).
Các tin khác

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Agribank Tuyên Quang đồng hành cùng doanh nghiệp, kiến tạo phồn vinh

Hà Nội khai thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội

Tín chỉ carbon và tài sản số: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ thị trường tài chính

Bộ Công Thương công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021–2030

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thương mại ưu đãi thuế quan đặc biệt

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/4

Chìa khóa thúc đẩy tài chính xanh và đổi mới sáng tạo

Thông cáo báo chí chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn

Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 21-26/4
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khởi tạo khoản vay: Dễ hơn cả đặt đồ ăn online

Sở hữu ngay xe điện BYD với lãi suất 0%

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
