Những người làm tín dụng chính sách ở “bìa rừng”

15:47 | 13/12/2024 Cuộc thi Tín dụng CSXH
aa
Trong suốt 10 năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã đều đặn, bền bỉ cùng với chính quyền và người dân huyện Tân Phú “thay áo mới” cho xã nghèo Đắk Lua, giúp hàng chục nghìn hộ dân tiếp cận vốn vay tại một khu vực bìa rừng, nơi mà đến hiện nay chưa có ngân hàng nào mở mạng lưới giao dịch.

Bài 1: Cuối tuần chở tiền về thượng nguồn sông Đồng Nai

Bất chấp thời tiết mưa dầm và đường xá xa xôi, lầy lội, những cán bộ của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Nai vẫn dành trọn ngày nghỉ cuối tuần để chở tiền về giao dịch tại xã “rốn lũ” Đắk Lua, giúp hàng trăm hộ dân nghèo kịp thời có vốn đầu tư cải thiện sinh kế.

Để có mặt tại UBND xã Đắk Lua (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) vào lúc 9 giờ sáng, để có thời gian gần một ngày Chủ Nhật cho việc thu nợ và giải ngân cho vay mới đối với hơn 100 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương, các cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHSCXH) chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải thức dậy và di chuyển từ rất sớm, với quãng đường gần 200 kilomet.

Đắk Lua là xã xa nhất của tỉnh Đồng Nai, nằm cách trung tâm huyện Tân Phú gần 70 kilomet về phía rừng Quốc gia Cát Tiên. Mặc dù là xã có diện tích chiếm hơn 1/2 diện tích toàn huyện với hơn 415,8 km2, nhưng từ nhiều năm qua Đắk Lua được xem là xã “ốc đảo kẹp rừng”. Đồng thời là “rốn lũ” của Đồng Nai với đường xá giao thông trắc trở, lầy lội và người dân di chuyển qua lại các nơi khác vô cùng khó khăn, vất vả.

Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai
Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai

Cả xã đội mưa chờ xe từ ngân hàng

Để chở tiền về giao dịch tại UBND xã Đắk Lua, chúng tôi cùng các anh, chị em cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tân Phú phải đi vòng qua địa bàn ba huyện vùng xa của tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Băng qua những đoạn đường “dễ chạy” của Quốc lộ 20, xe ô tô của chúng tôi bám lấy cung đường rừng nhỏ, hẹp và bắt đầu đóng bùn ở những đoạn trũng sau những ngày mưa dầm liên tiếp ở khắp miền Đông Nam bộ. Bánh xe xóc lên nảy xuống mỗi lúc tránh những vũng nước trên mặt đường, nhưng trong xe ai nấy cũng vui vẻ và hồ hởi vì nghĩ đến niềm vui của hàng trăm hộ nghèo và bà con cả xã vùng xa đang chờ xe của ngân hàng đến giao dịch.

“Thế này là đỡ hơn lúc trước lắm rồi anh. Lúc trước chưa làm nông thôn mới, chưa có cầu, phải đi phà và qua đò. Anh em từ huyện đi vào phải xuất phát từ 3-4 giờ sáng, làm việc thâu trưa đến 5-6 giờ chiều là bình thường” - Anh Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Tân Phú nói cho chúng tôi nghe về chuyện đường xá khó khăn, trong khi anh em cán bộ ngân hàng phải “hy sinh” cả những ngày nghỉ cuối tuần để về xã giao dịch.

Chuyến xe vừa qua địa bàn xã Đà Tẻh thì mưa lớn. Đầu dây bên kia, lãnh đạo xã Đắk Lua gọi điện tới báo rằng, từ sáng sớm trời đã mưa, nhưng đến giờ thì đã hơi ngớt và may mắn là đường chưa bị ngập. Bà con từ các ấp xa ở ven bìa rừng và các Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm Vay vốn đã đội mưa đến điểm giao dịch tại UBND xã đông đủ cả rồi chỉ còn chờ ngân hàng đến là có thể bắt đầu giải ngân.

Xe tiếp tục lăn bánh. Các cán bộ tín dụng trên xe vừa ôm thùng tiền vừa trò chuyện chia sẻ về việc đưa nguồn vốn tín dụng chính sách về xã Đắk Lua gian nan mà vui từ những ngày địa phương mới được sáp nhập về tỉnh Đồng Nai.

Ngoài những khó khăn về đường xá giao thông, thì những đợt giao dịch tại xã Đắk Lua những năm trước đây cũng gặp rất nhiều trở ngại. Một phần do địa bàn xã quá rộng và nằm lọt giữa bìa rừng Cát Tiên đồng thời là ngã ba ranh giới giữa các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng và Đồng Nai – nơi các đối tượng tội phạm rất dễ lẩn tránh và tiến hành các hành vi phạm tội.

Phần khác là vì đa số người dân ở xã Đắk Lua là bà con người dân tộc thiểu số nên việc vận động tham gia các Tổ Tiết kiệm Vay vốn cần nhiều thời gian. Việc chọn lựa những cá nhân, cán bộ có uy tín cao trong cộng đồng để ủy thác phụ trách cho vay, thu nợ ở từng địa bàn xóm, ấp cũng khá nan giải do đa số là cán bộ hội, đoàn kiêm nhiệm, trong khi địa bàn xã trải rộng còn trụ sở ngân hàng ở trung tâm huyện Tân Phú thì cách xã quá xa, các cán bộ ngân hàng không thể thường xuyên hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ.

Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai
Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai

Ngân hàng duy nhất có mặt tại xã

Ông Đới Xuân Vinh, Phó Chủ tịch Phụ trách kinh tế của xã Đắk Lua cho biết, so với 10 năm trước đây, địa phương hiện nay đã gần như “thay da đổi thịt” nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, có sự đóng góp đáng kể từ sự nỗ lực của chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai đối với việc cho vay giúp xã hoàn thành các tiêu chí nước sạch vệ sinh môi trường, tiêu chí thu nhập, tiêu chí việc làm và phát triển các mô hình giúp dân thoát nghèo bền vững.

“Tại Đắk Lua, từ trước đến nay nhắc đến vay vốn, người dân chỉ nghĩ đến NHCSXH. Bởi địa bàn xã thuộc vùng sâu vùng xa nên các ngân hàng thương mại chưa có ngân hàng nào đặt trụ sở hay các điểm giao dịch. Ngoài một số doanh nghiệp có vay vốn từ các chi nhánh ngân hàng khác ở trung tâm huyện thì hầu như tất cả những mô hình kinh tế hiệu quả của người dân trong xã, từ trồng trọt, chăn nuôi (như trồng dâu nuôi tằm, trồng bí đỏ, sầu riêng, bưởi da xanh, chăn nuôi bò, chăn nuôi heo) đến làm ăn, buôn bán nhỏ lẻ… đều có dấu ấn phát triển từ nguồn tín dụng giải quyết việc làm và cho vay hộ nghèo của NHXSXH huyện” – ông Vinh nhận định.

Tại buổi giao dịch và giải ngân vốn vay ngay tại UBND xã, bà Nguyễn Thị Xanh (người dân tộc Nùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm Vay vốn Ấp 7) chia sẻ, Ấp 7 trước đây thuộc xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Hầu như toàn bộ người dân đều là bà con dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu dựa vào làm nương rẫy và canh tác ven rừng với thu nhập bình quân hàng năm rất thấp (chỉ khoảng 20 triệu đồng/năm). Từ khi sáp nhập về huyện Tân Phú, nhất là sau khi xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (2017-PV) cuộc sống của các hộ dân đã thay đổi từng ngày.

“Thời gian qua, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ NHCSXH, chúng tôi đã vận động gần 100 hộ dân trong ấp tham gia vay vốn giải quyết việc làm. Đến nay, dư nợ trong Tổ Tiết kiệm Vay vốn Ấp 7 thường xuyên ở mức khoảng 2 tỷ đồng. Hầu hết bà con trong ấp đều là hộ nghèo, hộ cận nghèo nên những năm qua đa số đều đã vay vốn đầu tư vào chuyển đổi cây trồng và mở ra các mô hình chăn nuôi bò, heo rất có hiệu quả” – bà Xanh phấn khởi chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Định, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk Lua cho biết, đối với hoạt động hỗ trợ người nghèo ở địa phương, hiện nay ngoài các quỹ hỗ trợ của Hội Nông dân và một vài quỹ tài chính ngân sách nhỏ thì NHCSXH chi nhánh huyên Tân Phú là đầu mối chủ lực giúp Đắk Lua triển khai thành công các kế hoạch giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Theo chị Định, hiện nay dư nợ NHCSXH huyện ủy thác cho vay qua các hội, đoàn tại xã đạt gần 35 tỷ đồng. Thông qua các Tổ Tiết kiệm Vay vốn, thường xuyên có khoảng 500 hộ nghèo hộ gia đình khó khăn tại Đắk Lua tiếp cận được các nguồn vốn vay theo chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay nhà ở và cho vay học sinh, sinh viên.

Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai
Người dân nghèo Đắk Lua ai nấy đều phấn khởi khi nhận được những khoản vốn vay đầy nghĩa tình từ NHCSXH tỉnh Đồng Nai

Là người trực tiếp làm hồ sơ vay và theo dõi thu nợ cho hàng trăm hộ dân tại xã, chị Định cho biết, sở dĩ các khoản vay từ NHXSXH đa số đều phát huy hiệu quả cao bởi có sự chia sẻ từ phía ngân hàng đối với mức lãi suất cũng như phương án thu nợ.

“Mỗi khoản vay có giá trị không quá lớn, nhưng đối với các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo tại xã có kinh tế khó khăn như Đắk Lua, việc thu xếp nguồn tiền để trả các khoản nợ vay là rất khó khăn. Vì thế, chính sách vừa cho vay vừa gửi tiết kiệm nhỏ từ 10.000-20.000 đồng/tháng của NHCSXH là rất phù hợp để các hộ dân khó khăn có thể có “tiền tấm tiền món” đầu tư sản xuất, kinh doanh, đồng thời có động lực tích cóp để trả lãi, trả nợ gốc đúng hạn và vay thêm khi đồng vốn vay cũ phát huy hiệu quả” – chị Định nhận xét.

Sau thoát nghèo, vốn đổ vào tạo việc làm và cải thiện thu nhập

Theo thống kê của Phòng Giao dịch NHCSXH chi nhánh huyện Tân Phú, tính đến cuối tháng 9/2024, từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Đồng Nai, hiện nay toàn xã Đắk Lua chỉ còn khoảng hơn 80 hộ nghèo và khoảng 100 hộ cận nghèo (lần lượt chiếm 4,2% và 5,9% so với tổng số hộ dân toàn xã).

Thời gian qua, sau khi hỗ trợ Đắk Lua hoàn thành và giữ vững tiêu chí hộ nghèo về xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí số 11), nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH chi nhánh huyện Tân Phú tập trung nhiều hơn vào cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay hộ mới thoát nghèo và cho vay nước sạch – vệ sinh môi trường. Tính đến cuối tháng 9/2024, có khoảng trên 1.100 hộ dân tại Đắk Lua đã tiếp cận được các khoản vay từ NHCSXH. Trong đó, các khoản vay hỗ trợ tạo việc làm, vay nước sạch – vệ sinh môi trường chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 23,5 tỷ đồng).

* Đắk Lua hiện nay đang “thay áo mới” từng ngày trên con đường xây dựng nông thôn mới, đã xuất hiện những cá nhân sản xuất giỏi, trong đó có đóng góp của tín dụng chính sách và những người làm tín dụng ở bìa rừng Cát Tiên.

Thạch Bình
Nguồn:

Các tin khác

Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng hợp lòng dân (Bài 2)

Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng hợp lòng dân (Bài 2)

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, đến nay, Bình Phước đã có trên 271 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay từ nguồn vốn tín dụng CSXH. Tổng dư nợ 19 chương trình tín dụng chính sách đến 30/9/2024 đạt 4.661 tỷ đồng, tăng 3.228 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 225,37%, qua đó đã góp phần giúp trên 21 nghìn hộ thoát nghèo bền vững.
Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng hợp lòng dân (Bài 1)

Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng hợp lòng dân (Bài 1)

Xác định tầm quan trọng của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhằm tăng nguồn lực, nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng CSXH, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh ủy Bình Phước đã triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đạt nhiều kết quả.
Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 3)

Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 3)

Để Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đạt hiệu quả cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 2)

Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 2)

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Lai Châu đã quan tâm tăng nguồn vốn và đảm bảo đến đúng đối tượng thụ hưởng; hiệu quả vay vốn được nâng lên. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu ngày càng phát triển.
Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 1)

Chỉ thị số 40- CT/TW: Nhịp cầu nối ý Đảng - lòng dân (Bài 1)

Trong10 năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, tạo điểm tựa cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư.
Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên, đưa buôn làng vượt qua bóng tối nghèo nàn và thắp sáng thương lai của hàng vạn học sinh sinh viên.
Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách: Không đơn thuần là chuyện cần câu hay con cá (bài 2)

Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách: Không đơn thuần là chuyện cần câu hay con cá (bài 2)

Tín dụng chính sách càng phát huy được hiệu quả khi có sự chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội với Chỉ thị số 40-CT/TW, tập trung các nguồn lực hướng về Nhân dân không để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách bị bỏ lại phía sau.
Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách: Không đơn thuần là chuyện cần câu hay con cá

Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách: Không đơn thuần là chuyện cần câu hay con cá

Từ nhiều năm nay, việc trao cho người nghèo cần câu, con cá là một trong những giải pháp được lãnh đạo nhiều địa phương quan tâm. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới thấy, để các đối tượng yếu thế đứng vững trên đôi chân của mình thì không đơn thuần là chuyện trao cần câu hay con cá... , mà là vừa trao cần câu vừa chỉ cách bắt cá.
Những người làm tín dụng chính sách ở “bìa rừng” (Bài 2)

Những người làm tín dụng chính sách ở “bìa rừng” (Bài 2)

Với sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng chính sách, Đắk Lua từ một trong những xã nghèo nhất tỉnh Đồng Nai hiện đã bắt đầu xây dựng nông thôn mới nâng cao, thu nhập của người dân cải thiện vượt bậc và xuất hiện ngày càng nhiều những gương nông dân điển hình tiên tiến.
Những người làm tín dụng chính sách ở “bìa rừng”

Những người làm tín dụng chính sách ở “bìa rừng”

Trong suốt 10 năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã đều đặn, bền bỉ cùng với chính quyền và người dân huyện Tân Phú “thay áo mới” cho xã nghèo Đắk Lua, giúp hàng chục nghìn hộ dân tiếp cận vốn vay tại một khu vực bìa rừng, nơi mà đến hiện nay chưa có ngân hàng nào mở mạng lưới giao dịch.
Tín dụng chính sách - điểm tựa cho cho người yếu thế

Tín dụng chính sách - điểm tựa cho cho người yếu thế

Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm, chủ trương trong việc phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiệu quả những đồng vốn nghĩa tình trên đất Tây Đô (Bài 3)

Hiệu quả những đồng vốn nghĩa tình trên đất Tây Đô (Bài 3)

Những kết quả đạt được đã khẳng định tín dụng chính sách xã hội thực sự là giải pháp quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, một “trụ cột” trong công tác giảm nghèo, phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. Để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao chính sách tín dụng đầy tính nhân văn, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Chi nhánh NHCSXH ở Cần Thơ có nhiều giải pháp, tiếp tục hành trình nhiều ý nghĩa này.
Hiệu quả những đồng vốn nghĩa tình trên đất Tây Đô (Bài 2)

Hiệu quả những đồng vốn nghĩa tình trên đất Tây Đô (Bài 2)

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội” đã thực sự đi vào cuộc sống, công tác tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao tại Cần Thơ, trong đó có huyện Cờ Đỏ - địa bàn thuộc vùng xa của thành phố. Sự tham gia với tinh thần trách nhiệm rất cao của cả hệ thống chính trị, tinh thần phối hợp của các tổ chức chính trị -xã hội sát cánh cùng NHCSXH và những cán bộ tín dụng chính sách làm việc với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” đã đưa đồng vốn đến đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả.
Xem thêm
NHNN tổ chức gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

NHNN tổ chức gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng (BWG), các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng 11 tháng tăng 12,5% so với cùng kỳ

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng 11 tháng tăng 12,5% so với cùng kỳ

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa công bố tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tháng 11 tăng 1,14% so với tháng trước, nâng tăng trưởng 11 tháng lên mức tăng trưởng 8,1% và tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Standard Chartered dự báo GDP năm 2025 tăng trưởng 6,7%

Standard Chartered dự báo GDP năm 2025 tăng trưởng 6,7%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và ở mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 131/CĐ-TTg ngày 11/12/2024 về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
nhnn gap mat cuoi nam voi cac dinh che tai chinh tien te quoc te

NHNN gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế

Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi gặp mặt cuối năm với các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế; Nhóm công tác ngân hàng, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 02 08122024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 02 - 08/12/2024

Trong tuần qua, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng có buổi làm việc với Cục Công nghệ thông tin; Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú trả lời một số câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024; Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn công tác của NHNN tham dự Hội nghị Hội đồng Thống đốc lần thứ 44 và Hội thảo cấp cao bên lề của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo của các Ngân hàng Trung ương Đông Nam Á (SEACEN)
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Vốn ngân hàng góp sức để Triệu Phong “thay áo mới”

Trong thời gian qua, triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân và sự tiếp sức về nguồn vốn tín dụng của Agribank, chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) mang lại kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ngành Ngân hàng Khánh Hòa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Ngành Ngân hàng Khánh Hòa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Thời gian qua, ngành Ngân hàng Khánh Hòa đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân.
Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Từ nay đến hết 23/2/2025, khách hàng thực hiện giao dịch trên VietinBank iPay đều có cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max cùng hàng ngàn voucher ưu đãi trị giá “siêu khủng”.
Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập Ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng

Ngoài tốc độ và sự tiện lợi khi cho phép các giao dịch tài chính diễn ra 24/7/365, nền tảng Ngân hàng số X-Digi của KienlongBank còn mang đến tính cá nhân hóa đặc biệt, phù hợp với nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng, góp phần đưa đến các dịch vụ số toàn diện nhất.
Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Đồng hành chuyển đổi số cùng khách hàng, ngân hàng chinh phục trái tim của các tiểu thương

Số hóa đang thay đổi diện mạo của ngân hàng, mang đến những dịch vụ thông minh, nhanh chóng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng khách hàng.
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng vừa nhận được giải thưởng “Đầu tư sáng tạo bình đẳng giới”. Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Hành trình tiến tới Bình đẳng và Thịnh vượng & Lễ trao tặng UN Women WEPs Awards 2024” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện.
Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz – nền tảng bảo lãnh số cho doanh nghiệp thời 4.0

Eximbank EBiz mang đến giải pháp bảo lãnh trực tuyến, trên cơ sở công nghệ tự động hóa tiên tiến, bảo mật tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở ra kỷ nguyên tài chính số hiện đại.
Săn vé đến 8WONDER “nghe nhạc cháy - thanh toán chất” cùng Techcombank Visa Eco

Săn vé đến 8WONDER “nghe nhạc cháy - thanh toán chất” cùng Techcombank Visa Eco

Cùng thẻ xanh Techcombank Visa Eco, “thông hành” đến 8WONDER Winter 2024 và tận hưởng trải nghiệm sống xanh - tiết kiệm - xem nhạc hội đỉnh với ưu đãi giảm giá lên tới 20%.
Phiên bản di động