Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Băn khoăn nguồn lực thực hiện
Theo đó, Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững và tiến đến giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc. Đồng thời góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thu hẹp dần khoảng cách với vùng phát triển; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo chuyển biến lớn trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng này.
Đề án cũng được kỳ vọng góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.
![]() |
Đánh giá cao nội dung của Đề án, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đề nghị cần quan tâm, bổ sung vấn đề lồng ghép giới vào trong mục tiêu của Đề án, cũng như các tiểu Đề án bởi nếu đặt ở bình diện chung, thì cơ hội tiếp cận các chính sách của phụ nữ miền núi và dân tộc thiểu số còn đang ở góc khuất.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ làm rõ việc các chính sách về dân tộc trong Đề án được tích hợp như thế nào, liệu đã đảm bảo được yêu cầu thu gọn đầu mối quản lý, không cộng dồn cơ học mà Quốc hội đề ra hay chưa.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để chia ra các giai đoạn của Đề án cho phù hợp; không lồng ghép các chính sách một cách cơ học dẫn đến hiệu quả kém. Bên cạnh đó, cần rà soát, phân tích các địa bàn để có định hướng phân bổ ngân sách một cách phù hợp và tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc tạo sinh kế, khắc phục tình trạng thiếu đất ở đất, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Đáng chú ý, về vấn đề kinh phí, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng Đề án chưa đưa ra được tổng số vốn để thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, có đại biểu băn khoăn rằng các nguồn vốn thực hiện Đề án sẽ được xác định như thế nào, tính khả thi sẽ ra sao nếu chưa xác định được kinh phí nguồn vốn thực hiện…
Về giải pháp, các đại biểu đề nghị đồng bộ hóa, tập trung các chính sách, nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào một đầu mối; kết hợp hiệu quả giữa đầu tư ngân sách gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đề án; hợp lý hóa các chính sách hỗ trợ; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển các mô hình sản xuất gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương, hỗ trợ kết nối thị trường... để đồng bào phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương...
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra những mặt trái của nền kinh tế thị trường đang có xu hướng làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc miền núi và dân tộc thiểu số, đặc biệt là về trang phục và tiếng nói. Do vậy, Nhà nước cần khẩn trương đưa ra các biện pháp, hoạt động để ngăn chặn tình trạng này, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Các tin khác

168 người trúng cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khai mạc Phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Giúp “mở đường”, tạo ra các động lực phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn là người bạn tốt, đáng tin cậy của Campuchia

1.100 đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện

Kỳ họp Quốc hội thành công với sự tích cực, trí tuệ và cẩn trọng

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên 'Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới'

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chủ tịch nước đến Tokyo, bắt đầu chương trình thăm chính thức Nhật Bản

Giải phóng mặt bằng luôn là nội dung rất phức tạp, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, chậm tiến độ, đội vốn đầu tư

Kiểm tra công tác đoàn và phong trào thanh niên Khối các cơ quan Trung ương năm 2023

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
