Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chủ trì Hội thảo cấp cao SEACEN-BIS
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: DK) |
Hội thảo có sự tham dự của các Phó Thống đốc NHTW/Cơ quan quản lý tiền tệ thành viên của SEACEN, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), Chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và một số diễn giả uy tín như Giáo sư John Taylor, Giáo sư kinh tế tại Đại học Stanford và đại diện các tổ chức nghiên cứu danh tiếng.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo cấp cao, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định kinh tế và thị trường toàn cầu đang trải qua thời kỳ bất ổn và chưa từng có tiền lệ. Mặc dù vẫn đang trong quá trình phục hồi hậu Covid-19, kinh tế toàn cầu lại phải hứng chịu liên tiếp những cú sốc và rủi ro tiềm ẩn đến từ xung đột địa chính trị, giá nhiên liệu leo thang và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các quốc gia cần tham gia sâu hơn nữa vào các giải pháp mang tính khu vực và toàn cầu để khuyến khích mở rộng thương mại quốc tế, qua đó vừa giảm nguy cơ gây ra các cú sốc nguồn cung nghiêm trọng, vừa giúp thúc đẩy sản lượng tiềm năng trên toàn cầu.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, đối với NHTW, công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) cần phải kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, việc chỉ sử dụng riêng CSTT là không đủ mà cần phải có sự điều hành đồng bộ cả CSTT, chính sách tài khóa, chính sách an toàn vĩ mô và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để hướng tới sự cân đối hài hòa nhất giữa các mục tiêu.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: DK) |
Tại Hội thảo, các diễn giả và các nhà quản lý cấp cao đến từ các NHTW thành viên SEACEN, BIS, WB và Đại học Stanford đã dành nhiều thời gian chia sẻ quan điểm của NHTW về công tác điều hành CSTT, đặc biệt là tầm quan trọng của việc kết hợp CSTT, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để giải quyết các thách thức lạm phát trong điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hiện nay. Các đại biểu chia sẻ nhận định, lạm phát là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay và CSTT cần có sự điều chỉnh phù hợp và chủ động để tránh nguy cơ bước vào kỷ nguyên lạm phát. Đồng thời, cần chú trọng công tác truyền thông chính sách, kiểm soát rủi ro trong khu vực tài chính để đảm bảo ổn định tài chính và áp dụng các giải pháp xử lý vấn đề hạn chế nguồn cung.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng trong bối cảnh hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng như hiện nay, các nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước. Từ đó, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của khuôn khổ ổn định tài chính vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong nước thông qua việc phối hợp đồng bộ các chính sách, bao gồm (i) hai trụ cột chính là CSTT và chính sách tài khóa vững mạnh và (ii) các công cụ bổ sung bao gồm chính sách an toàn vĩ mô, quản lý dòng vốn, can thiệp thị trường ngoại hối để hỗ trợ CSTT và chính sách tài khóa. Trong bối cảnh các thách thức từ các điều kiện tài chính bên ngoài và mất cân đối tài chính trong nước gây ảnh hưởng đến CSTT và tài khóa, hành động chính sách cần mang tính chủ động đón trước để ứng phó với các rủi ro tài chính vĩ mô.
Các tin khác

Ngành Ngân hàng tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Sáng 19/4: Tỷ giá trung tâm ổn định

Lợi nhuận quý I gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, LPBank chạy đà hiệu quả, vững vàng bứt phá

Kết thúc quý 1/2025, hoạt động kinh doanh của PGBank có nhiều điểm sáng

Lãi suất các ngân hàng Big 4 hiện ra sao?

Sáng 18/4: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Vàng tăng mạnh, nhưng chênh lệch giá vàng nội - ngoại được kiểm soát ở mức hợp lý

TP. Hồ Chí Minh: Kiều hối chuyển về đạt gần 2,5 tỷ USD trong quý I

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Sáng 17/4: Tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/17/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-17-234-20250417071335.jpg?rt=20250417071339?250417072152)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 17-23/4

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
