Quỹ đầu tư đánh giá tích cực về thị trường chứng khoán năm 2023
Đánh giá về thị trường cổ phiếu một năm qua cũng như hoạt động chung của các quỹ trên thị trường, bà Nguyễn Thị Hằng Nga cho biết, năm 2022 là năm có mức biến động mạnh nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau quý I, thị trường có sự tăng trưởng khá ổn định nhưng thị trường đã giảm rất sâu trong quý II và sau đó có phục hồi nhưng rồi lại giảm sâu tiếp trong quý III. Tính đến cuối tuần trước, thị trường đã giảm khoảng 30,5% từ đầu năm.
![]() |
Nếu không có quá nhiều thay đổi về điểm số thì năm 2022 sẽ là năm mà có mức giảm lớn thứ hai trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau năm 2008 khi có mức giảm khoảng gần 67%. Còn nếu nói về mức độ biến động của thị trường, chúng ta sẽ thường nhìn về độ lệch chuẩn thì tính cho năm 2022 khoảng 25%, cũng là một trong những mức cao nhất trong lịch sử và nó chỉ thấp hơn năm 2001 cũng như giai đoạn từ 2006 đến 2009. Như vậy năm 2022 là năm vô cùng khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguyên nhân đến từ cả yếu tố trong và ngoài nước. Chúng ta thấy lạm phát là một vấn đề lớn ở trên toàn cầu và nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã phải tăng lãi suất tới 6 lần với tổng mức tăng khoảng 3,75%, cao nhất trong vòng 40 năm qua. Điều này đã gây áp lực lên các đồng nội tệ ở các nước khác, trong đó có đồng Việt Nam.
Ở Việt Nam, ban đầu Ngân hàng Nhà nước đã bán dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, khi đồng USD tiếp tục tăng giá thì Ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh tỷ giá cũng như tăng lãi suất… Thêm nữa, Chính phủ cũng tăng cường siết chặt các kỷ cương ở trên thị trường vốn, bao gồm cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu.
Việc nhà đầu tư bán ra trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu cộng với áp lực giải chấp margin trên thị trường… đã đẩy giá chứng khoán đi xuống và dẫn thị trường một vòng xoáy giảm giá. Tuy nhiên, gần đây chúng đã có những dấu hiệu tích cực, khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng rất mạnh và cũng đã giúp thị trường hồi phục trở lại.
“Có thể kết luận, thị trường năm 2022 là một năm mà vô cùng biến động, với một tình hình thị trường như vậy thì các quỹ cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả các quỹ thì hầu hết là các quỹ có mức giảm thấp hơn so với chỉ số VN-Index, cho thấy việc đầu tư vào quỹ sẽ bớt rủi ro hơn bởi các quỹ thông thường nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng và kỹ lưỡng”, bà Nga chia sẻ trong Talk show Phố Tài Chính trên VTV8.
Nói về thị trường trái phiếu, bà Nga cho biết, khi Nghị định 65 ra đời chúng tôi và những người thực hiện dự thảo Nghị định 65 có chung kỳ vọng là với những biện pháp thắt chặt như vậy sẽ giúp thúc đẩy việc phát hành trái phiếu ra công chúng, như vậy sẽ có nhiều trái phiếu niêm yết hơn để các quỹ trái phiếu mua vào.
Tuy nhiên, trên thực tế sự kiện xảy ra ở Vạn Thịnh Phát hay một số vụ việc trước đó đã khiến nhà đầu tư đánh đồng việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với cả đầu tư vào các quỹ trái phiếu. Và khi nhà đầu tư hoảng hốt về vấn đề thanh khoản của trái phiếu, họ không những chỉ bán trái phiếu doanh nghiệp mà bán cả các quỹ trái phiếu, dẫn đến việc các quỹ trái phiếu đã phải bán chính những trái phiếu mà mình nắm giữ đi với một mức giá thấp để trả lại tiền cho nhà đầu tư, gây khó khăn cho các quỹ trái phiếu trong thời gian vừa qua.
“Trong giai đoạn vừa rồi thì VCBF cũng làm rất nhiều các hoạt động tuyên truyền, giải thích cho nhà đầu tư để nhà đầu tư hiểu hơn về các phương pháp quản lý tài sản cá nhân, hiểu về đầu tư dài hạn, lợi ích của đầu tư dài hạn. Chính vì thế trong thời gian thị trường giảm, chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư bán đi rất ít. Và mức độ bán đi thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2018 - 2019. Tổng giá trị các quỹ bị rút ra của VCBF trong năm 2022 giảm khoảng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đó cũng là con số tích cực trong điều kiện thị trường khó khăn”, bà Nga chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, về dài hạn, bà Nga cho rằng, Nghị định 65 vẫn cần thiết để khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào những trái phiếu phát hành ra công chúng, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp phát hành ra công chúng và niêm yết trái phiếu thay vì phát hành riêng lẻ bởi điều đó sẽ giúp tăng tính minh bạch thông tin hơn. Trước đây, trái phiếu phát hành ra công chúng thường có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với cả các trái phiếu phát hành riêng lẻ thì khi có nhiều công ty phát hành trái phiếu ra công chúng, tỷ suất lợi nhuận của các quỹ trái phiếu sẽ được cải thiện tốt hơn.
Đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán năm 2023, bà Nguyễn Thị Hằng Nga cho biết, VCBF cũng đồng quan điểm với các nhà đầu tư nước ngoài là triển vọng kinh tế Việt Nam về mặt dài hạn rất tươi sáng. Còn nói riêng về năm 2023, sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế mà chúng ta cần phải theo dõi.
Thứ nhất, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ rõ ràng chưa kết thúc. Và một số kỳ vọng chính sách này kết thúc trong quý I năm 2023, còn chúng tôi hy vọng là sẽ kết thúc trong năm 2023 nhưng với mức đỉnh lãi suất có thể phải lên đến khoảng 4,8 đến 5%.
Thứ hai, với chính sách Zero-Covid của Trung Quốc thì liệu là Trung Quốc có mở cửa trong năm 2023 hay không. Nếu Trung Quốc mở cửa thì rõ ràng sẽ có cầu tăng đột biến, cả về du lịch, cả về hàng hóa. Nó giúp đẩy giá cả của các loại hàng hóa tăng lên và cũng có thể làm cho áp lực kiểm soát lạm phát đối với Mỹ sẽ cao hơn. Một điểm nữa, chiến tranh giữa Nga và Ukraine cũng chưa biết sẽ kết thúc như thế nào, và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng ra sao.
Với Việt Nam, kinh tế của nước ta có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm ở các nước do kinh tế Trung Quốc và kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc mở cửa, có thể nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên tích cực hơn đối với Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực du lịch khi khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam trước Covid chiếm tới khoảng 1/3 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Một điểm tích cực thứ hai, giải ngân đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022 vào Việt Nam vẫn rất tích cực, đạt khoảng 19,7 tỷ USD trong vòng 11 tháng. Nhiều ý kiến kỳ vọng với những động thái rất quyết liệt của Chính phủ, năm 2023 đầu tư công sẽ là một trong những yếu tố vừa giúp cho tăng trưởng kinh tế, vừa giúp tăng cung tiền trong nền kinh tế và giúp tăng thanh khoản trên thị trường ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những áp lực về lạm phát vì giá điện của nước ta đã ổn định khoảng 3 năm nay nhưng chưa có điều chỉnh. Do vậy, áp lực điều chỉnh giá điện là khá cao. Cùng với đó, lương cơ bản tăng, chi phí giáo dục có thể tăng sẽ gây áp lực lên lên lạm phát…
Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư cá nhân nếu không có thời gian cũng như chưa bao giờ biết doanh nghiệp hay tình hình tài chính, báo cáo tài chính của doanh nghiệp như thế nào thì cần chuyên nghiệp hoạt động đầu tư và có những kế hoạch tài chính cho mình chứ không phải là cố gắng dự đoán thị trường tăng hay giảm để đầu tư. Nên thuê các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư cho chúng ta thông qua việc đầu tư vào các quỹ. Bản thân VCBF hay là các công ty quản lý quỹ cũng đã đưa ra rất nhiều những sản phẩm phù hợp với cả từng đối tượng đầu tư.
Các tin khác

Nhóm chứng khoán hút tiền, VN-Index vẫn giảm 15,24 điểm

Nhóm chứng khoán giảm mạnh, VN-Index mất hơn 13 điểm

Cổ phiếu vừa và nhỏ tăng mạnh, VN-Index tăng 14,61 điểm

Thúc đẩy nâng hạng thị trường, thu hút nhiều tỷ USD vốn ngoại

Hồi phục mạnh cuối phiên, VN-Index vẫn giảm nhẹ 0,31 điểm

Giảm mạnh phiên đầu tuần, VN-Index lùi về 1.210 điểm

Nhóm ngân hàng hồi phục, VN-Index bật tăng 3,55 điểm

Áp lực bán liên tục gia tăng “ép” VN-Index giảm 15 điểm

Giảm hơn 7 điểm, VN-Index tiếp tục vùng đi ngang

Chứng khoán cuối năm: Tăng giảm đan xen, phân hóa rõ nét

Triển vọng thị trường lạc quan hơn bởi những yếu tố tích cực hỗ trợ

Cổ phiếu chứng khoán bùng nổ, VN-Index tăng 21,81 điểm

Bán mạnh trên toàn thị trường, VN-Index mất 17,85 điểm

Tâm lý thận trọng, VN-Index giảm nhẹ 1,66 điểm

Kết thúc chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, VN-Index giảm nhẹ 2 điểm

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
