Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển biến tích cực và căn bản

Hải  Yến
Hải Yến  - 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhận định, sau 5 năm thực hiện, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tiệm cận được mục tiêu của năm 2020 về cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
aa
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển biến tích cực và căn bản Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: Chính sách đất đai đang là nút thắt lớn
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển biến tích cực và căn bản Phải coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp

Chuyển dịch về chất

Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản được mở rộng, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (XK) chuyển mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế và sản phẩm đã qua chế biến.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển biến tích cực và căn bản
Vẫn còn nhiều bất cập trong tái cơ cấu nông nghiệp

Đến nay, nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch XK 5 năm đạt 157,49 tỷ USD, tăng 51,2% so với giai đoạn 5 năm trước. Dự kiến năm 2018 sẽ đạt 40 – 40,5 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt gần 200 tỷ USD. Có 10 mặt hàng đạt kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 3 tỷ USD.

Tỷ trọng các mặt hàng có lợi thế và thị trường, các mặt hàng đã qua chế biến và có giá trị gia tăng cao tăng nhanh: kim ngạch XK rau, quả đã tăng từ 3% lên 9,59% trong tổng kim ngạch XK toàn ngành; hạt điều tăng từ 5,4% lên 9,63%, đồ gỗ và lâm sản tăng từ 18% lên 22%, thủy sản tăng nhẹ từ 22,4% lên 23%.

50% lượng thủy sản XK là sản phẩm chế biến; 80% gạo XK là gạo chất lượng cao, vì vậy giá gạo Việt Nam XK đã ngang bằng (có thời điểm vượt) giá gạo XK cùng loại của Thái Lan. XK nông sản Việt Nam đã đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là thành quả nổi bật và rất quan trọng của quá trình cơ cấu lại nông nghiệp thời gian qua.

Là DN sản xuất, kinh doanh và XK gạo, ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) ghi nhận và đánh giá cao hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp mang lại cho ngành nông nghiệp nói chung và DN ngành gạo nói riêng.

Ông Bình nhận định, trước năm 2012, Việt Nam mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa chú trọng về chất lượng, nên mặc dù luôn là quốc gia đứng thứ 2 về XK gạo nhưng giá trị gia tăng rất thấp, không có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhưng đến nay, ngành gạo đã có những bước chuyển về chất khi có 80% các sản phẩm gạo của Việt Nam chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường gạo thế giới, kim ngạch XK gạo cũng tăng rất cao.

Cụ thể như đối với Trung An, năm 2016, DN XK được 26 triệu USD, nhưng 2017, do tác động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị XK gạo của DN đã tăng lên 53 triệu USD (tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái). 10 tháng năm 2018, XK gạo của Trung An đạt hơn 50 triệu USD, và đang tiếp tục tăng.

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, có lẽ thành công lớn nhất chính là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp và người nông dân. Sơn La là một điển hình, khi xác định được lợi thế sản xuất, tỉnh đã tiến hành nhanh, quyết liệt, chuyển toàn bộ diện tích cây ngô, cây lương thực kém hiệu quả sang cây ăn quả trong thời gian rất ngắn. Đến nay, Sơn La đã thu hút được rất nhiều tập đoàn lớn vào đầu tư sản xuất, liên kết cùng bà con nông dân, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

Nút thắt cần tháo gỡ

Là DN tiên phong trong phát triển chuỗi sản xuất chanh leo, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Nafoods Group chia sẻ: tái cơ cấu giúp hình thành mối liên kết giữa công ty với nông dân. Khi công ty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp, người nông dân đã dần thay đổi thói quen sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao cần diện tích đủ lớn, và đây là vấn đề khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, hiện nay việc kiểm soát tuân thủ các hợp đồng còn không ít vướng mắc…

Ông Hùng cho hay, trong sản xuất nông nghiệp, khâu giống là quan trọng nhất. Do đó, cần có chính sách khuyến khích các DN chủ động được các công nghệ làm giống và có hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu giống không đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, việc mở rộng thị trường cần phải xem xét tới từng sản phẩm cụ thể, từng nhóm ngành hàng cụ thể.

Và vấn đề quan trọng nhất là phải coi DN là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. Thu hút được các DN đầu tư thì mới giúp ngành nông nghiệp từ “trụ đỡ” của nền kinh tế trở thành “mũi nhọn” cho phát triển kinh tế đất nước. Để làm được việc này, chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn nhận định: việc đầu tiên phải xử lý đó là vấn đề quỹ đất, cần có các chính sách để đất của người dân không được sử dụng hiệu quả có thể được thuê, được liên doanh, liên kết với DN. Thứ nữa, là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Mặt khác, cần tổ chức các hình thức liên kết giữa DN và người nông dân, cũng như trong đội ngũ nông dân sao cho phù hợp và hiệu quả.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Không chỉ là những con số tín dụng, dòng vốn tam nông của Agribank Khánh Hòa đã len lỏi vào từng xóm nhỏ, lan tỏa rộng khắp ở xứ sở Trầm Hương. Nhờ sự tiếp sức kịp thời từ ngân hàng, hàng nghìn hộ dân nơi đây đã viết nên câu chuyện đổi đời ngay trên mảnh đất quê hương…
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Hiện các ngân hàng đang tích cực tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Theo đánh giá của các chuyên gia, lãi suất thấp không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư mới, qua đó lan tỏa hiệu ứng tích cực tới nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.
Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai. Việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp. Thấu hiểu được điều này, các ngân hàng đang rốt ráo triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà, trong đó có chương trình tín dụng dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch, việc nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội (CSXH), đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nhiều địa phương.