Thiếu liên kết, các vùng kinh tế đang tự triệt tiêu lợi thế

14:50 | 05/10/2018

PGS-TS. Bùi Quang Tuấn thấy rằng các vùng, các tỉnh đang phát triển theo kiểu “trăm hoa đua nở” khi cơ cấu vùng chồng chéo, các địa phương thiếu liên kết, thiếu phối hợp dẫn đến cạnh tranh không hiệu quả và triệt tiêu các lợi thế của các tỉnh, của các vùng…

Trăm hoa đua nở

Từ năm 1997-1998 và tiếp đến năm 2009, Chính phủ đã lựa chọn 22 tỉnh có khả năng đột phá hình thành nên 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững.

Tuy nhiên đến nay bốn vùng KTTĐ này vẫn duy trì sản xuất khép kín, thiếu liên kết, dẫn đến cạnh tranh không hiệu quả và triệt tiêu các lợi thế của các tỉnh khiến nền kinh tế vẫn manh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực vẫn bị phân tán và lãng phí.

Liên kết các vùng kinh tế trọng điểm còn lỏng lẻo

Theo nghiên cứu của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) các vùng KTTĐ có vai trò rất tích cực trong việc phát triển kinh tế chung của cả nước. 4 vùng KTTĐ luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so mức tăng trung bình của cả nước, tăng trung bình là 8,61% trong giai đoạn 2011-2015. Thu nhập của người dân ở những vùng này cũng cao hơn so các vùng khác.

Thế nhưng nghiên cứu của AUS4REFORM và CIEM cũng chỉ ra các vùng KTTĐ chưa đạt chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. Đánh giá theo 4 chỉ tiêu: tốc độ tăng GDP, cơ cấu kinh tế, đô thị hóa và tỷ lệ hộ nghèo, chỉ có Vùng KTTĐ Bắc bộ đạt 2 chỉ tiêu về GDP và đô thị hóa, gần đạt chỉ tiêu cơ cấu kinh tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu giảm nghèo. 3 vùng còn lại không đạt được chỉ tiêu nào. Trong các vùng đã xuất hiện tình trạng tăng trưởng kinh tế, trình độ phát triển, năng lực kinh tế của các vùng KTTĐ không đồng đều. Hoạt động kinh tế các vùng manh mún, kém hiệu quả. Đơn cử 2 vùng KTTĐ Bắc bộ và KTTĐ phía Nam đóng góp tới 78,1% vào xuất khẩu chung cả nước, 2 vùng còn lại chỉ đóng góp 2,5%.

PGS-TS. Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) nhấn mạnh, về mặt nguyên tắc các vùng KTTĐ phải được quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển đi đến chuyên môn hóa trên thế mạnh của từng vùng từng địa phương. Khi chuyên môn hóa và liên kết tốt các vùng kinh tế sẽ cộng được các lợi thế các địa phương với nhau và đi đến chuyên môn hóa.

Nhưng nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng, đã có hơn chục năm nghiên cứu về vùng, ông Tuấn thấy rằng các vùng, các tỉnh đang phát triển theo kiểu “trăm hoa đua nở” khi cơ cấu vùng chồng chéo, các địa phương thiếu liên kết, thiếu phối hợp dẫn đến cạnh tranh không hiệu quả và triệt tiêu các lợi thế của các tỉnh, của các vùng… Một dẫn chứng là việc các tỉnh đua nhau mở các hội nghị xúc tiến đầu tư với những ngành nghề, nội dung kêu gọi đầu tư na ná nhau trong khi nếu có quy hoạch, chiến lược phát triển liên kết tốt sẽ chỉ cần một hội nghị cho chung cả vùng.

Hai năm một lần gặp nhau… rồi về

Đặc biệt, các tỉnh vẫn duy trì sản xuất khép kín đã dẫn đến việc cạnh tranh giữa các đơn vị trong vùng ngày càng mạnh mẽ, thậm chí còn kiềm chế lẫn nhau. Hệ lụy là khó liên kết được hoặc liên kết rất lỏng lẻo, không xây dựng được chiến lược liên kết vùng. Lợi thế và thế mạnh các địa phương không được phát huy, nguồn lực đầu tư bị dàn trải, lãng phí khiến các vùng KTTĐ không đạt mục tiêu đặt ra, khiến nền kinh tế vẫn manh mún nhỏ lẻ.

Bà Hoàng Thị Tư (Ban Kinh tế Trung ương) bổ sung thêm biểu hiện rõ nét nhất về việc thiếu liên kết ngay từ việc xây dựng hạ tầng. Kết cấu hạ tầng trong vùng và liên kết vùng còn chưa đồng bộ vừa thiếu vừa thừa. Đường đô thị ở những nơi giáp ranh tỉnh, giáp ranh vùng không được kết nối nên chưa tạo được sự liên kết. “Điều này cho thấy liên kết nguồn phát triển rất kém”, bà Tư nói.

Một vấn đề quan trọng nữa, đó là các vùng KTTĐ chưa phải là một đơn vị hành chính lãnh thổ cụ thể cho nên là chưa có chủ thể quản lý. Dù Thủ tướng đã thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ trong đó có Ban chỉ đạo và Hội đồng vùng, nhưng theo CIEM và AUS4REFORM, đây chỉ là những tổ chức tư vấn, không có thực quyền: Không có quyền ra quyết định, không có quyền phân bổ điều phối nguồn lực hay bố trí nhân sự… Vùng không có ngân sách, ngân sách là của các tỉnh. Mô hình này dẫn đến thực tế Ban chỉ đạo có phát hiện vấn đề báo cáo đề xuất Thủ tướng, Thủ tướng thấy vấn đề liên quan đến bộ hay đến địa phương nào đó lại giao về nơi đó giải quyết… Trên thực tế là Ban chỉ đạo 2 năm họp một lần theo quy định nhưng chỉ là “đến gặp rồi về”, TS. Lê Xuân Bá – nguyên Viện trưởng CIEM phát biểu.

Các chuyên gia cho rằng, để các vùng KTTĐ phát huy được lợi thế, thực sự là các vùng KTTĐ trong một liên kết lợi ích tổng thể, cần ban hành chính sách vượt trội bằng một luật hay một nghị định về phát triển vùng KTTĐ nhằm thể chế hóa, giải quyết các điểm nghẽn về thể chế của vùng. Và cũng cần bàn đến vấn đề về thể chế vùng. Các chuyên gia cũng đề xuất, nên nghiên cứu việc hình thành các đơn vị hành chính ở các vùng kinh tế, như thế mới giải quyết được căn cơ vấn đề của việc hình thành và phát triển các vùng KTTĐ. Nhưng trong Hiến pháp chưa có đề cập đến đơn vị hành chính cho vùng.

Cả nước có 4 vùng KTTĐ với diện tích hơn 90.000 km2 và 40 triệu dân:

-Vùng KTTĐ Bắc bộ gồm 5 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương).

- Vùng KTTĐ miền Trung gồm 5 tỉnh (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

- Vùng KTTĐ phía Nam gồm 2 cụm tỉnh: cụm TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai) và 4 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang.

-Vùng KTTĐ ĐBSCL được thành lập gồm 4 địa phương (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau).

Linh Đan

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.380 23.750 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.440 23.740 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.385 23.745 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.390 23.750 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.360 23.740 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.900 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.403 23.788 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.413 23.760 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.450 23.780 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.750
67.470
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.750
67.450
Vàng SJC 5c
66.750
67.470
Vàng nhẫn 9999
54.800
55.800
Vàng nữ trang 9999
54.600
55.400