Tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Theo đó, lãnh đạo Sở Công thương đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch an toàn sinh học đối với các bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng… trong vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Các đơn vị phải giám sát và có kế hoạch ứng phó đối với các bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh dại… trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Đồng thời các đơn vị chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc tăng cường thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật theo Nghị định của Chính phủ.
Lãnh đạo Sở Công thương cùng các đơn vị kiểm tra sản phẩm hàng hóa tại các chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Mnh để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng |
Lãnh đạo sở Công thương TP. Hồ Chí Mnh cũng đề nghị ban quản lý các chợ trên địa bàn thành phố phối hợp với các cơ quan tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm túc các trường hợp buôn bán động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch của cơ quan thú y, bao bì hàng hóa không đúng quy định tại chợ. Ban quản lý chợ cần sử dụng quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa bảo đảm kết nối chia sẻ dữ liệu quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm… qua đó đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, lãnh đạo Sở An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết: Sở cũng sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai hậu kiểm định kỳ, đột xuất cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia Đề án quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” như cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng, đánh bắt giết mổ, sơ chế, chế biến, cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp…
-