Ký ức về “cuộc chiến Christmas”
Ông Vũ Chính Nghị, vốn là phi công MiG-17 năm xưa, bị thương trong một trận chiến đấu đã trở thành sĩ quan dẫn đường lừng danh trong làng “én bạc” mời tôi tới gặp “các chiến hữu” của ông. Sau màn giới thiệu tôi với các “huynh đệ én bạc” và ngược lại trong một buổi gặp mặt cuối năm, tôi được kết nạp làm em út trong hội.
Lực lượng tên lửa trong 12 ngày đêm của trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972
Các cựu phi công nay cũng đều đã là các ông tướng, ông tá cả. Họ ngồi nói chuyện về gia đình, con cháu, bạn bè, về những ngày cùng nhau học ở các học viện không quân các nước bạn thuở xa xưa… thật vui, vẫn như những “anh phi công” thuở nào.
Một cơn gió lạnh lùa vào góc quán, nơi chúng tôi ngồi rôm rả chuyện trò. “Này có khi lúc bọn anh đang nghiêng cánh thì em chào đời ấy nhỉ, cô phóng viên?”- một trong số các “ông phi công” hỏi tôi. “Không ạ, lúc ấy em đang ngồi học i, tờ trong lán học sơ tán bác ạ”- tôi đáp. Tất cả cười vang. Câu chuyện bỗng chuyển hướng sang những ngày “bay lượn” của các anh… về những lần sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, thoát vòng vây của máy bay đối phương…
Chuyện của bốn mươi năm về trước như mới hôm qua. Họ không quên mà chỉ là để chuyện xưa lắng lại trong lòng. Mãi tới lúc các “đại huynh” nhắc lại trận chiến 12 ngày đêm thì tôi mới có chuyện để góp. Bởi tôi cũng không thể nào quên kỷ niệm về một thời hoa lửa ấy.
Câu chuyện về các trận đánh cứ “nổ ran” quanh bàn trà. Hết tuần cà phê đã chuyển sang tuần trà, mà chuyện vẫn còn rôm rả lắm. Nghe chuyện của các cựu phi công ấy thì thời điểm năm 1972 đã được Bộ Tư lệnh tối cao của cả Việt Nam và Mỹ đều xác định sẽ là một năm ác liệt, đặc biệt là mặt trận trên không mà đỉnh điểm của nó chính là Chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.
Sau khi triển khai chiến dịch Linebacker I, từ 10/5/1972, đến 23/10/1972, do không đạt được mục tiêu của cuộc chiến, đồng thời để tìm lối thoát cho việc rút lui khỏi Việt Nam “trong danh dự”, Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Tuy nhiên, phía sau sự việc này là một kế hoạch sẽ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam với quy mô lớn, trên diện rộng - Chiến dịch Linebacker II với mục tiêu cuối cùng của đối phương là “đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Báo chí phương Tây gọi đó là “cuộc chiến Christmas”.
Sáng ngày 18/12/1972, ngày và đêm thứ nhất của “cuộc chiến Christmas” thật yên bình, nhưng thường là sự yên bình trước một cơn bão lớn. 10 giờ 15 phút, nhiều tốp máy bay trinh sát bay qua bầu trời Hà Nội. Tiếp đến 10 giờ 46 phút là các chuyến bay trinh sát trên bầu trời Hải Phòng. Đúng 12 giờ trưa, 2 chiếc máy bay trinh sát vũ trang RF- 4 xuất hiện, bay ngang bầu trời Hà Nội.
Đại tá Lê Văn Trí, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân với kinh nghiệm dày dạn của mình đã nhận thấy nguy cơ của một trận “bão lớn”. Ông lập tức triệu tập cuộc họp và kíp trực của Bộ Tư lệnh Quân chủng thống nhất nhận định, nhiều khả năng Mỹ sẽ dùng B-52 đánh phá Hà Nội vào chiều tối.
Tối 18/12/1972, gió mùa Đông Bắc tràn về. Vào 18 giờ 15 phút, tốp F – 111A xâm nhập vùng trời miền Bắc. 18 giờ 50 phút, toàn các sở chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân báo động cấp I. Tại Sở chỉ huy, toàn bộ Ban lãnh đạo Quân chủng đều có mặt và sẵn sàng cho trận chiến đấu mà họ đã nhận định là cam go và khốc liệt nhất chiến dịch. Các biên đội MiG – 21 trực chiến đã vào cấp I.
Đúng 19 giờ 10 phút nhận được thông báo từ các đơn vị ra đa: “Tốp B-52 số lượng lớn đã bay qua điểm 300 tiến về Hà Nội”. Ông Nghị kể: “Lúc ấy là 19 giờ 15 phút, lệnh báo động B-52 đánh miền Bắc được phát đi cho Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác. Còi báo động hú lên cùng với loa hướng dẫn người dân vào hầm trú ẩn cứ vang lên. Ngoài trời thì lạnh, nhưng không khí như nóng lên từng phút trong các đơn vị trực chiến.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ yêu cầu Bộ Tham mưu phải báo cáo ông 5 phút một về diễn biến tình hình chiến sự”. Khi những đội hình B-52, B52D của Mỹ từ nhiều phía bay vào không phận miền Bắc Việt Nam, cũng là lúc các phi công MiG-21 gồm Phạm Tuân, Trần Cung từ các sân bay Hòa Lạc và Nội Bài cũng sẵn sàng cất cánh.
“Hôm đó là ngày 18/12, nhưng là ngày 13/11 âm lịch, năm Nhâm Tý. Tôi nhớ rất rõ, gió mùa Đông Bắc thật, nhưng về khuya trời rất đẹp. Trên độ cao 3.300m, trăng rất sáng và trong”, ông Phạm Tuân nhớ lại, “Trần Cung từ sân bay Hòa Lạc được lệnh cất cánh bay về hướng Hòa Bình – Suối Rút để đánh tốp B-52 từ Nam Mộc Châu đi lên Vạn Yên, nhưng khi tiếp cận mục tiêu ở cự ly 12km thì ra-đa bị nhiễu nặng quá, không phát hiện được mục tiêu nên được lệnh thoát ly về sân bay Nội Bài. Tôi từ sân bay Nội Bài được lệnh cất cánh”.
Phi công Phạm Tuân được dẫn đến khu vực Hòa Bình, ngay lúc đó ông đã phát hiện được mục tiêu. Bật tăng lực lao về phía đội hình B-52, ông còn phát hiện thêm nhiều máy bay F-4 đi hộ tống tốp B-52 này. “Khi phát hiện thấy MiG – 21 của tôi, các máy bay F-4 quây lấy rồi liên tục phóng tên lửa về phía tôi”, ông kể.
Vừa làm động tác tránh tên lửa, vừa tiếp tục bám tốp B-52, nhưng rồi không phát hiện được mục tiêu bằng mắt thường, bật ra-đa thì quá nhiễu, lượng dầu thì không đủ để tiếp tục bay lâu hơn, trong khi bị một dàn F-4 quây tiêu diệt, Phạm Tuân được lệnh thoát ly hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.
Vào đêm thứ 10 của chiến dịch, đêm 27/12/1972, phi công Phạm Tuân lần đầu tiên dùng MiG – 21 bắn rơi một máy bay B-52. Ông kể: “Lúc đó tôi trực chiến ở sân bay Yên Bái. Vào 22 giờ 22 phút đêm ngày 27/12/1972, tôi được lệnh cất cánh.
Theo chiến thuật "đi thấp kéo cao" nhằm tránh ra-đa của máy bay địch, tôi tiến về hướng mục tiêu là tốp B-52. Khi phát hiện được hàng đèn của B-52, báo cáo về sở chỉ huy, được biết tôi cách mục tiêu 10km. Lúc ấy là 22 giờ 29 phút”.
Phi công Phạm Tuân kéo máy bay lên cao rồi tăng tốc, dùng tốc độ cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp phản ứng. Sau khi vọt qua đội F-4 hộ tống, ông tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn cách B-52 khoảng 4.000m, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ thêm mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn.
Đến cự ly 2.000m, quan sát thấy dãy đèn ngang dọc của chiếc B-52, Phạm Tuân xin phép phóng tên lửa. Kiểm tra lại điểm ngắm và ấn nút phóng tên lửa khi ở cự ly cách mục tiêu 1.000m. Chiếc MiG-21 cũng tắt ra-đa và các thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện ra là đang bị áp sát.
Sau khi bắn, Phạm Tuân giảm tốc, kéo máy bay lên cao và lật ngửa máy bay để thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ, sau đó máy bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do động tác kéo cao-thoát ly cấp tốc này nên máy ảnh phía mũi chiếc MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu. Thời khắc Phạm Tuân bắn cháy chiếc B-52 đã đi vào lịch sử. Lúc đó là 22 giờ 35 phút. Ông trở thành người phi công đầu tiên bắn rơi B-52 và trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái an toàn.
Thục Trinh
Các tin khác

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Những tay vợt cầu lông số 1 thế giới

Có gì trong nhà máy LEGO ở Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh số hóa hơn 3.000 bức vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ben Johns vận động viên Pickleball vĩ đại nhất thời đại

Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025: Thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư

Thi đua tạo động lực xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển ổn định, bền vững

Thủ tướng tặng bằng khen cho Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp Myanmar

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4

Thanh niên và kỹ năng sống: Chìa khóa cho tương lai đất nước
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Tài khoản Facebook "tích xanh" vẫn có thể là trang giả mạo

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
