Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21% và kế hoạch kinh doanh năm 2025

ĐP
ĐP  - 
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại TP. Hồ Chí Minh. Phương án chia cổ tức với tỷ lệ 21% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng, và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 11.020 tỷ đồng năm 2025 đã được ĐHĐCĐ thông qua.
aa
ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21% và kế hoạch kinh doanh năm 2025

Theo báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ, sau 8 năm của hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 37%/năm trong suốt giai đoạn 8 năm qua. Mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình 8 năm đạt 25%. Các chỉ số về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí đều vượt trội so với trung bình ngành Ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng tích cực, huy động vốn tăng trưởng tốt

Theo ban lãnh đạo VIB, năm 2024, VIB đạt mức tăng trưởng tín dụng gần 22%, gấp 1,5 lần so với trung bình ngành. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng giảm 16% là do VIB chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho lợi ích dài hạn cho các khách hàng và cổ đông thông qua 4 nhóm hành động, bao gồm: Đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp tiên tiến về sản phẩm dịch vụ, lãi suất nhằm gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng, đầu tư mạnh mẽ vào số hóa và công nghệ để làm nền tảng phát triển lâu dài, đầu tư xây dựng thương hiệu bền vững và đầu tư vào các phân khúc khách hàng tốt để giảm rủi ro, song song với việc trích lập dự phòng cấp tiến.

Tiền gửi khách hàng năm 2024 vượt mốc 200 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 17%, gần gấp đôi mức tăng trung bình ngành. Trong đó, các sản phẩm tiền gửi có chi phí vốn thấp tăng 35% so với đầu năm, góp phần trong chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn và biên lãi ròng (NIM) của VIB.

Đầu năm 2025, VIB chính thức ra mắt Tài khoản siêu lợi suất - một sáng kiến đột phá của VIB về mặt sản phẩm và công nghệ, với công thức 1-1-1 (1 ngày cũng sinh lời đến 4,3%/năm, 1 chạm bắt đầu sinh lời, 1 bước rút tiền linh hoạt). Chỉ trong 1 tháng ra mắt, sản phẩm này đã có hơn 100.000 khách hàng kích hoạt tài khoản này và kỳ vọng sẽ có hơn 1 triệu người dùng MyVIB, bao gồm cả khách hàng hiện hữu và khách hàng mới sẽ được tận hưởng tài khoản siêu lợi tức trong năm 2025.

Tính đến hết năm 2024, số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành đạt hơn 865.000 thẻ; chi tiêu qua thẻ tín dụng VIB tăng hơn 7 lần sau 6 năm, từ khoảng 700 triệu USD năm 2019 lên đến mức 5 tỷ USD năm 2024. Hiện nay, VIB đang đứng đầu thị phần chi tiêu thẻ của Mastercard và đứng thứ 3 trên toàn thị trường với mức tăng trưởng trung bình gần 50%/năm trong 6 năm.

Tăng trưởng chi tiêu thẻ từ 2019-2024. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025
Tăng trưởng chi tiêu thẻ từ 2019-2024. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025

Ban lãnh đạo VIB cho biết, Ngân hàng tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống công nghệ nền tảng, song song với việc xây dựng đội ngũ chuyên gia công nghệ ngày càng tăng về chất lượng và số lượng. Đối với ngân hàng số, VIB tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hệ sinh thái số, với các giải pháp ngân hàng số có tính năng công nghệ vượt trội, từ đó gia tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng, hiệu quả hoạt động, cạnh tranh và đổi mới.

Thông qua kế hoạch 2025 và triển khai các định hướng chiến lược mới

Đối với quản trị rủi ro tín dụng, VIB hạn chế cấp tín dụng các ngành kinh doanh có rủi ro cao theo khuyến nghị của NHNN. Theo đó, VIB duy trì dư nợ bằng 0 trong nhiều năm với các mục cho vay BOT, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. VIB là một trong những ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu trên tổng dư nợ thấp nhất ngành Ngân hàng, chỉ chiếm 0,18% tổng dư nợ. Đối với các chỉ số quản trị rủi ro theo quy định của NHNN, VIB luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ, cụ thể là hệ số an toàn vốn (CAR) đạt xấp xỉ 12%, hệ số cho vay/ tiền gửi (LDR) 72%, hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 22% và tỷ lệ nợ xấu 2,4%.

Là một những ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II, phát hành Báo cáo tài chính chuẩn mực IFRS 9 trước thời hạn theo đề án của NHNN và Bộ Tài chính. Ban lãnh đạo VIB cũng nhấn mạnh ngân hàng luôn tiên phong áp dụng các chuẩn mực Basel III vào trong quản lý hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định thương hiệu VIB luôn ưu tiên gắn liền với sự phát triển bền vững, minh bạch và quản trị rủi ro hiệu quả hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế và quy định tại Việt Nam.

Kế hoạch kinh doanh 2025. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025
Kế hoạch kinh doanh 2025. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025

Đáng chú ý, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 do HĐQT đề xuất, bao gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào hạn mức cho phép của NHNN.

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2025 và chiến lược cho 2 năm còn lại của hành trình chuyển đổi, Ban lãnh đạo VIB xác định 5 định hướng chiến lược, bao gồm: Các giải pháp khách hàng và sản phẩm sáng tạo vượt trội; Thúc đẩy mô hình vận hành tiên tiến, phẳng, tinh gọn, song song phát triển con người; Phát triển mạnh mẽ Ngân hàng số và công nghệ nền tảng; Xây dựng thương hiệu hàng đầu; Quản trị rủi ro và tuân thủ toàn diện.

Ngay từ ngày 28/3/2025 VIB sẽ ra mắt gói 45.000 nghìn tỷ đồng vay mua căn hộ nhà phố, với lãi suất 5,9% - 6,9% - 7,9% cho các kỳ hạn lãi suất cố định 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 1 đặc tính vượt trội cho khách hàng, đó là vay 1 tỷ chỉ phải trả gốc 1 triệu mỗi tháng. Sản phẩm được thiết kế linh hoạt với nhiều nhóm đối tượng khách hàng, trong đó đặc biệt hướng đến người mua nhà lần đầu, nhà đầu tư, gia đình trẻ, giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời tối ưu hóa khả năng chi trả. Kết thúc Đại hội, tất cả các vấn đề biểu quyết đều đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
ĐP

Tin liên quan

Tin khác

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Mới đây, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) tiếp tục huy động thành công khoản vốn quốc tế từ Công ty Quản lý quỹ Symbiotics Investments SA (Symbiotics) nâng tổng số vốn huy động từ Symbiotics từ đầu năm đến nay đạt hơn 20 triệu USD, khẳng định uy tín trên thị trường vốn quốc tế với các đối tác hàng đầu.
Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (16/6), tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 19-58 đồng so với phiên trước.
Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (13/6), tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 7-40 đồng so với phiên trước.
Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Lãi suất huy động tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank hiện đang dao động từ 1,6-4,8%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm.
Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/6), tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-20 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 12-18/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 12-18/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 12-18/6.
Bảo hiểm Agribank giữ vững vị thế trong Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025

Bảo hiểm Agribank giữ vững vị thế trong Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2025

Ngày 11/06/2025, Vietnam Report chính thức công bố Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2025, trong đó, Bảo hiểm Agribank tiếp tục được vinh danh là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất, khẳng định vị thế bền vững trên thị trường sau nhiều năm nỗ lực không ngừng.
Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Thời gian qua, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từng bước được hoàn thiện, trong đó NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp điều hành nhằm ổn định giá vàng, góp phần giữ vững kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN.