Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Đó là yêu cầu của Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Nguyễn Thị Hồng đối với NHCSXH trong giai đoạn tới.
aa
Sẽ điều chuyển vốn ở các vùng khác về Đồng bằng sông Cửu Long Tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNNVV Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt trên 416 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 409 nghìn tỷ đồng so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,4%; trong đó có 58.783 tỷ đồng là nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 376 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 21,1%. Hiện nay, hơn 6,8 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ vốn vay tại NHCSXH.

Trong 23 năm qua, đã có gần 47,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi; qua đó góp phần giúp hơn 7 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 7,6 triệu lao động; giúp hơn 4 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 20,4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng, mua, thuê mua gần 784 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các đối tượng chính sách,...

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách để phục vụ tốt nhất cho người nghèo
Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH Nguyễn Thị Hồng yêu cầu ngân hàng tập trung chuyển đổi số tối ưu hóa quy trình, giúp người dân tiếp cận vốn nhanh chóng và hiệu quả

Riêng trong năm 2024, tổng doanh số cho vay đạt 119.507 tỷ đồng, với 2.321 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng dư nợ đến hết năm 2024 đạt 367.631 tỷ đồng, tăng 35.708 tỷ đồng (+10,8%) so với năm 2023 với gần 6.890 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh toàn hệ thống là 2.050 tỷ đồng, chiếm 0,56%/tổng dư nợ.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2024 đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 712 nghìn lao động, trong đó hơn 9,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và gần 7 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm; giúp hơn 88,5 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 1.760 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 1.143 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 6,2 nghìn căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp… Những con số ấn tượng về tổng nguồn vốn cho vay và sự tham gia của hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách là minh chứng rõ ràng cho sự hiệu quả của các chương trình này góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào.

Ngoài những nhiệm vụ lớn trên, trong các năm gần đây, NHCSXH được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao một số nhiệm vụ quan trọng như: Chính sách tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ đã hỗ trợ vốn vay cho 1.548 doanh nghiệp/người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với số tiền là 4.829 tỷ đồng để trả lương cho trên 1,2 triệu người lao động giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất; thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ...

Từ những kết quả đạt được, Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao hoạt động của NHCSXH. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức cả trong và ngoài nước, hệ thống NHCSXH đã nỗ lực, vượt qua khó khăn vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng tốt; đồng thời quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách nhanh chóng, kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã đánh giá cao và khẳng định NHCSXH là một trong những “trụ cột” quan trọng trong hệ thống các chính sách giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại Việt Nam. NHCSXH đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Với phương thức hoạt động sáng tạo và cách thức tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện, NHCSXH đã nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc phục vụ các đối tượng khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách để phục vụ tốt nhất cho người nghèo
NHCSXH đưa tín dụng chính sách về tận cơ sở phục vụ nhu cầu người dân

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH nhấn mạnh, hoạt động của NHCSXH luôn được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Chính phủ quan tâm; đạt nhiều kết quả quan trọng, được các cấp có thẩm quyền và đặc biệt đông đảo quần chúng ghi nhận, đánh giá cao. NHCSXH là tổ chức cung cấp tài chính vi mô rất điển hình của Việt Nam, được quốc tế đánh giá đã góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn. Đặc biệt là trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, tăng cường tiếp cận giáo dục và y tế cho các đối tượng yếu thế, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cho mọi tầng lớp dân cư.

Gợi mở định hướng phát triển trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu NHCSXH cần đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn “giá rẻ” để phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó cần tiếp tục nâng cao hiệu quả, nghiên cứu mở rộng hình thức nhận vốn ủy thác không chỉ từ các địa phương mà còn từ các doanh nghiệp, tập đoàn... Phó Thủ tướng đề nghị NHCSXH tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dữ liệu lớn... để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, phục vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Để phát huy vai trò, hoàn thành nhiệm vụ được giao, Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH Nguyễn Thị Hồng đề nghị, trong thời gian tới, toàn hệ thống NHCSXH tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới; Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; Thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 bao gồm triển khai kế hoạch thực hiện của HĐQT và chương trình hành động của Tổng Giám đốc. Đồng thời, tổ chức sơ kết tiến độ thực hiện Chiến lược tại các chi nhánh của NHCSXH tại các tỉnh, thành phố, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là chỉ tiêu nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đến năm 2030 chiếm 15%/tổng nguồn vốn

Về công tác nguồn vốn, để chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống tích cực, chủ động thực hiện công tác tiếp nhận, huy động các nguồn vốn, trong đó đẩy mạnh việc nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, nhận tiền gửi 2% của các TCTD nhà nước; Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tập trung huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường,... đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo khả năng thanh khoản toàn hệ thống. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.

Nhận thức rõ ràng về xu thế chuyển đổi số trong ngành tài chính, Chủ tịch HĐQT cũng yêu cầu NHCSXH tập trung thực hiện chuyển đổi số, triển khai các dự án trọng tâm nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng toàn diện cho các đối tượng khách hàng của NHCSXH, tối ưu hóa các dịch vụ tài chính giúp người dân tiếp cận vốn nhanh chóng và hiệu quả hơn; tăng cường công tác truyền thông về tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH… “HĐQT NHCSXH quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các giải pháp phù hợp với đặc thù của đối tượng phục vụ để nâng cao hiệu quả quản trị, hoạt động của NHCSXH; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ, phục vụ tốt nhất cho người nghèo; tiếp tục rà soát, xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý, hiệu quả…”, Chủ tịch HĐQT NHCSXH khẳng định.

Với sự quyết tâm và chiến lược phát triển đúng đắn, thời gian tới, NHCSXH không chỉ giúp hàng triệu người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo, mà còn đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là các đối tượng yếu thế và vùng sâu, vùng xa. Qua đó, NHCSXH tiếp tục khẳng định vai trò là “trụ cột” không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia, là nền tảng vững chắc đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà là hiện thực của nền kinh tế hiện đại. Hộ kinh doanh nếu đi ngược lại dòng chảy chuyển đổi số, không chỉ đứng trước rủi ro pháp lý mà còn tự đánh mất lòng tin khách hàng, lỡ cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (19/6), tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 15-40 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 19-25/6.
Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/6), tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 2-40 đồng so với phiên trước.
Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Mới đây, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) tiếp tục huy động thành công khoản vốn quốc tế từ Công ty Quản lý quỹ Symbiotics Investments SA (Symbiotics) nâng tổng số vốn huy động từ Symbiotics từ đầu năm đến nay đạt hơn 20 triệu USD, khẳng định uy tín trên thị trường vốn quốc tế với các đối tác hàng đầu.
Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (16/6), tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 19-58 đồng so với phiên trước.