Ổn định vĩ mô, lành mạnh thị trường tài chính
![]() | Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ |
Rủi ro bất ổn đang hiện hữu
Theo Ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) vừa công bố, mức tăng trưởng tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nằm trong khoảng 6,12% - 6,32%/năm. Như vậy, trong hai năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam hoạt động dưới mức tiềm năng rất xa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ đi xuống. Mặc dù tăng trưởng vẫn chưa rơi vào ngưỡng cảnh báo khủng hoảng nhưng đây rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của nền kinh tế cũng như tác động xấu đến các doanh nghiệp, theo đó gia tăng rủi ro tín dụng.
![]() |
Thị trường tài chính phát triển bền vững là điểm tựa để sản xuất phục hồi |
PGS.TS. Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học NEU cũng chỉ ra rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu. Cụ thể, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cung tiền M2, tỷ lệ M2/GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Xét trong dài hạn, khi tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả trong khi cung tiền tăng sẽ là yếu tố tác động lên lạm phát trong trung và dài hạn. Ngoài ra, tác động của chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng giai đoạn 2020-2021 sẽ trở nên rõ nét hơn vào những năm sau và chắc chắn gây ra áp lực tăng giá. Như vậy, thách thức lớn cho việc điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn tới là xu hướng bật tăng trở lại của lạm phát. Dù lạm phát có thể sẽ không tăng cao lên mức quá rủi ro, nhưng cũng là một trở ngại khiến NHNN khó mạnh tay trong việc cắt giảm thêm các loại lãi suất.
Ngoài những bất ổn có thể nhận thấy trong kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính Việt Nam cũng đang cho thấy nhiều hạn chế. Cụ thể, các doanh nghiệp niêm yết với lợi thế về tiếp cận vốn đã tối ưu hoá kết quả kinh doanh và sinh lời bằng cách tăng cường dòng vốn đổ vào kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thị trường chứng khoán và bất động sản có biến động, nguồn vốn dành cho sản xuất kinh doanh có thể bị thu hẹp lại.
Với thị trường chứng khoán, rủi ro trên thị trường này đang gia tăng do dòng tiền vào thị trường cổ phiếu và số lượng nhà đầu tư mới tăng nhanh trong khi số lượng doanh nghiệp niêm yết mới còn ít; mất cân đối cung cầu trên thị trường, tính minh bạch chưa cao, gia tăng sự biến động mang tâm lý đám đông. Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng trưởng nhanh nhưng tiềm ẩn rủi ro cao do hình thức phát hành riêng lẻ là chủ yếu, lĩnh vực phát hành chủ yếu là bất động sản.
Nỗ lực phục hồi kinh tế
Các chuyên gia của NEU cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 6-6,5%, tuy nhiên mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ khó có khả năng đạt được. Vì vậy, để có thể phục hồi kinh tế, cần những hành động quyết liệt hơn.
Cụ thể, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần đưa chính sách tập trung hướng tới phục hồi kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh sống chung với Covid-19, để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế phải duy trì sản lượng gần mức tiềm năng; thực hiện các chính sách tài khoá và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay lại vị trí tiềm năng.
Mặt khác, chính sách cần được nới lỏng một cách thận trọng để tránh gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, khi dư địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp mạnh hơn, chính sách tài khoá phải được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất; Theo đuổi chính sách tài khoá nghịch chu kỳ trong giai đoạn 2022-2034, mở rộng chi tiêu, chấp nhận bội chi, ưu tiên cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách này chỉ hiệu quả khi chi tiêu đầu tư công hiệu quả. Đây cũng là nhân tố quyết định trong kiểm soát nợ công. Vì vậy, các chính sách cần tập trung vào cải cách thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Về chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan toả lớn, có tác động tích cực đến các ngành, lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường. Chú trọng vào việc chuyển hướng các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng nóng ở các thị trường tài sản.
Nêu giải pháp để lành mạnh thị trường tài chính, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, rủi ro đang hiện hữu, nhưng vẫn nằm trong chừng mực mà hoàn toàn có thể quản trị được nhờ vào hệ thống tài chính đang tốt. Kinh nghiệm của các nhà hoạch định chính sách cũng linh hoạt hơn nhất là trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Tuy nhiên trong dài hạn, theo TS. Võ Trí Thành, câu chuyện xử lý nợ xấu phải gắn với tái cấu trúc hệ thống NHTM, theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các TCTD. Thúc đẩy các TCTD áp dụng chuẩn mực Basel II, Basel III; chuẩn mực kế toán quốc tế mà trước tiên là IFRS 9, nâng cao chất lượng quản trị để điều hành, quản trị rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; Đánh giá rõ rủi ro tiềm tàng của các dòng tín dụng như chứng khoán, bất động sản.
Nêu kiến nghị về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi kinh tế trong thời gian tới, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, đối với thị trường vốn, phải kiểm soát rủi ro nhưng cũng cần hỗ trợ để phát triển. Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, hướng các chính sách hỗ trợ tới khu vực kinh tế tư nhân, vào các chuỗi cung ứng, các ngành kinh tế chứ không hẳn là doanh nghiệp riêng lẻ.
Đặc biệt, nên bổ sung gói hỗ trợ “niềm tin” cho doanh nghiệp, niềm tin của xã hội và thị trường vào khu vực kinh tế tư nhân và ngược lại. Thực tế, khu vực tư nhân vẫn là ngôi sao hy vọng của nền kinh tế, những sự việc doanh nghiệp vi phạm vừa qua không phải là bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp.
Các tin khác

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

Thêm ngân hàng điều chỉnh lãi suất tại một số kỳ hạn

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Đoàn NHNN tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN, ASEAN+3 tại Kuala Lumpur

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Sáng 9/4: Tỷ giá trung tâm tăng 38 đồng

Tiền gửi khách hàng tại các TCTD lập kỷ lục mới

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng ở mức 4,4% - 5,6%/năm

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Ngân hàng hiện đại, đồng bộ

Sáng 8/4: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

3 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024

Tăng trưởng tín dụng quý I gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp tích cực vào đầu tư toàn xã hội

Chính sách mới về thuế quan làm khó việc giảm lãi suất
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Tài khoản Facebook "tích xanh" vẫn có thể là trang giả mạo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
