SeABank hoàn thành trụ cột 2 của Basel II trước hạn
SeABank và Kho bạc Nhà nước phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử | |
SeABank được chấp thuận tăng vốn điều lên lên hơn 12.000 tỷ đồng |
Khách hàng giao dịch tại SeABank |
Sự kiện có sự tham dự của các lãnh đạo và chuyên gia của Cơ quan Thanh tra giám sát và NHNN Việt Nam cùng với đại diện HĐQT và Ban Điều hành của SeABank.
Trước đó, vào tháng 10/2019, SeABank đã được Thống đốc NHNN phê duyệt áp dụng trước thời hạn Thông tư 41/2016/TT-NHNN - trụ cột 1 và 3 của Basel II. Cùng với việc hoàn thành triển khai ICAAP đáp ứng các yêu cầu của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, SeABank là ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II.
Việc hoàn thành sớm Basel II khẳng định khả năng, tiềm lực của SeABank đối với công tác quản trị rủi ro cũng như cho thấy khả năng tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế của Ngân hàng. Không dừng lại ở đó, Ngân hàng đang tiếp tục từng bước thực hiện mục tiêu tiếp cận với những thông lệ quốc tế toàn diện hơn, bao gồm Basel II IRB, IFRS 9 và Basel III. Hiện SeABank đã bước đầu đạt được những kết quả triển khai cho giai đoạn tiếp theo, từ đó khẳng định việc lựa chọn triển khai các thông lệ quốc tế là hoàn toàn phù hợp với năng lực và định hướng của SeABank.
Bà Lê Thu Thủy – Tổng giám đốc SeABank cho biết: “Việc hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn cũng như được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho năm 2020 chính là điểm tựa cho phép SeABank tiếp tục đi trước trên thị trường trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, giúp SeABank quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững. Đây cũng chính là cơ sở giúp SeABank khẳng định vị thế, tiềm lực, uy tín với khách hàng, đối tác đặc biệt là cộng đồng đầu tư nước ngoài cũng như các tổ chức đánh giá tín nhiệm”.
ICAAP là quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn giúp các ngân hàng có thể tự đánh giá mức đủ vốn không chỉ trong điều kiện kinh doanh thông thường mà còn trong tình trạng có những biến động bất lợi của thị trường, bao gồm các cấu phần về Đánh giá các rủi ro trọng yếu, xây dựng Khẩu vị rủi ro, Kiểm tra sức chịu đựng, Lập kế hoạch vốn, Đánh giá, Báo cáo và Giám sát mức đủ vốn.
Triển khai thực hiện ICAAP góp phần quan trọng trong việc nâng cao công tác quản trị rủi ro trong Ngân hàng như: Tăng cường nhận thức về quản trị rủi ro trong toàn bộ cán bộ, nhân viên và các cấp lãnh đạo ngân hàng; bảo đảm mức độ phù hợp giữa chiến lược rủi ro và kế hoạch kinh doanh; đo lường hiệu quả hơn mức độ nhạy cảm về rủi ro của ngân hàng đối với điều kiện kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá, lạm phát, GDP, biến động giá bất động sản; tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả thông qua việc phân bổ vốn cho từng rủi ro trọng yếu và đơn vị kinh doanh, đồng thời lồng ghép trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.