Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn gặp trở ngại
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với New York Times vào tuần trước, bà Janet Yellen cho rằng, về thuế quan, không nên đối xử với Trung Quốc theo cách áp đặt. Trong một số trường hợp, dường như những gì đang diễn ra đã làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và việc loại bỏ thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đó đã đàm phán thực sự không giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản mà nước Mỹ đang gặp phải với Trung Quốc.
Thỏa thuận được ký kết giữa 2 nước vào tháng 1/2020 nhằm chấm dứt một cuộc chiến thương mại mà cả 2 bên đều thiệt hại, gây ra các mức thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la. Việc hủy bỏ nó hay tìm cách thay thế nó bằng một thứ gì đó mới khác sẽ chưa diễn ra vào thời điểm này.
![]() |
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn rất mong manh |
Cựu quan chức ngoại giao và thương mại Trung Quốc Zhou Xiaoming cho biết, hiện tại sự yên ả tương đối trên “mặt trận thương mại” giữa 2 nền kinh tế dường như không thể hiện việc bình thường hóa, mà là báo hiệu những cơn giông bão sắp tới. Mặc dù vẫn đang xem xét lại lập trường của mình đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Biden có thể dự kiến sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay.
Nếu chính quyền Mỹ hành động, thị trường công nghệ của Trung Quốc sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong hai thập kỷ, các công ty công nghệ Trung Quốc đã đổ xô vào thị trường chứng khoán Mỹ, vốn có sức hút lớn bởi môi trường pháp lý thân thiện và nguồn vốn khổng lồ. Các công ty này mong muốn đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới..
Thực tế là không quá khó để nói về tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Làn sóng đầu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc đặt chân tới Mỹ bắt đầu vào năm 1999. Kể từ đó, hơn 400 công ty Trung Quốc đã chọn các sàn giao dịch của Mỹ để niêm yết chính, huy động được hơn 100 tỷ USD, trong đó hầu hết là các ngành công nghệ. Cổ phiếu của họ sau đó được hưởng lợi từ một trong những thị trường tăng giá dài nhất trong lịch sử.
Tất cả sau đó đã tạo ra một môi trường cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết thành công trong nước và ít phụ thuộc hơn vào vốn của Mỹ. Nhu cầu này càng trở nên cấp bách hơn khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng trong giai đoạn sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đưa ra các quy tắc mới cứng rắn, rằng các công ty Trung Quốc có thể bị kiểm soát trong một vài năm tới nếu họ từ chối cung cấp thông tin tài chính cho các cơ quan quản lý của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, đó là một trong những mục tiêu của cựu Tổng thống Donald Trump. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt kỷ lục trong một thời gian, nhưng sau đó nhập khẩu từ đại lục đã tăng vọt, đầu tiên là khẩu trang và đồ bảo hộ, sau đó là đồ điện tử và thiết bị gia đình và bây giờ là sự phục hồi của tiêu dùng nói chung khi nền kinh tế mở cửa và mọi người chi tiêu tiền để kích cầu.
Các đơn hàng nhập khẩu mà Trung Quốc đồng ý sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Trung Quốc đang tụt ở phía sau so với những gì họ cam kết. Tuy nhiên, hai bên cũng đồng ý rằng lượng mua hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng từ năm 2022 đến năm 2025, mặc dù không có chi tiết nào được công khai.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, vào tháng 5/2021, Mỹ đã cam kết tiến hành xây dựng thỏa thuận và nói rằng việc loại bỏ thuế quan sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đối thoại sắp tới với Trung Quốc. Mặc dù vậy, kể từ khi bắt đầu công việc của mình, bà chỉ có một cuộc điện thoại với người đồng cấp là Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He. Quan hệ Thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đang mất cân bằng đáng kể.
Hiện vẫn chưa rõ, liệu các vấn đề của thỏa thuận thương mại có được giải quyết trong năm nay hay không? Tuy nhiên, việc hai bên không thống nhất về chuyến thăm của một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trong tuần này, rõ ràng không phải là điềm báo tốt cho các cuộc đàm phán sớm.
Các tin khác

Công ty công nghệ tìm cách thích ứng chính sách thuế mới

Giá hàng hóa toàn cầu lao dốc vì căng thẳng thương mại và nguy cơ suy thoái

Chủ tịch G7 Canada hợp tác với Nhật và EU để duy trì ổn định trên thị trường tài chính

Thị trường hàng hóa: Khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Lạm phát bán buôn tại Nhật tăng tốc, nhấn mạnh khó khăn của NHTW Nhật

Biên bản họp Fed cho thấy rủi ro lạm phát tăng và tăng trưởng chậm tại Mỹ

NHTW Ấn Độ giảm lãi suất, báo hiệu sẽ nới lỏng thêm vì thuế quan

RBNZ hạ lãi suất, để ngỏ khả năng tiếp tục nới lỏng

Thương chiến có thể khiến BoK đẩy nhanh và tăng quy mô cắt giảm lãi suất

Thị trường hàng hóa: MXV-Index mất thêm 20 điểm

NHTW Nhật cảnh báo bất ổn đối với nền kinh tế do thuế quan

Trung Quốc: Doanh nghiệp cam kết tăng mua cổ phiếu trấn an thị trường

ECB có thể cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến

Fed nên tập trung vào lạm phát

Thị trường hàng hóa: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Tài khoản Facebook "tích xanh" vẫn có thể là trang giả mạo

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
