Doanh nghiệp trả lại giấy chứng nhận sản xuất trang sức vì đâu?
Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, trong quý 1/2020 có 4 DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tính chung kể từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính thức có hiệu lực đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 555 DN được cấp phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc NHNN TP.HCM, trong quý đầu năm có tới 6 DN tại thành phố hoàn trả giấy chứng nhận này do không có nhu cầu sản xuất; nâng tổng số DN trả lại giấy chứng nhận kể từ năm 2012 đến nay lên con số 75 DN.
Như vậy hiện trên địa bàn TP.HCM còn 480 DN có giấy chứng nhận sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có 837 điểm được cấp phép giao dịch mua bán vàng miếng thuộc 20 TCTD và 12 DN; 4 DN có giấy chứng nhận đủ điều kiện tạm nhập nguyên liệu vàng tái xuất sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ cho hạn ngạch đã đăng ký trong năm 2020.
![]() |
Dịch bệnh càng làm sức mua trang sức vàng giảm mạnh |
Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, việc DN trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chủ yếu do nhu cầu các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ giảm. Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội mỹ nghệ Kim hoàn và Đá quý TP.HCM cho biết, thời gian qua giá vàng biến động liên tục đã tác động lên tâm lý người tiêu dùng vàng trang sức. Ngay trong mùa Tết Nguyên đán Canh Tý - 2020 sức mua trang sức trên thị trường cũng chậm. Cùng với đó, trong mấy tháng qua xảy ra dịch bệnh Covid-19 càng làm cho sức mua trang sức vàng trên thị trường giảm mạnh, khiến các DN không còn động lực sản xuất vàng trang sức.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đưa thị trường vàng vào khuôn khổ và giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế.
Nhớ lại trước khi Nghị định 24 được ban hành, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 3.000 DN hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Thị trường vàng khi ấy khá nhộm nhoạm, tình trạng DN kinh doanh vàng này không chấp nhận vàng của DN khác diễn ra khá phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Chưa kể tình trạng mỗi khi giá vàng biến động, người dân đổ xô mua bán vàng không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó không chỉ gây bất ổn đến xã hội, mà còn ảnh hưởng tới công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Nguyên nhân một phần cũng bởi các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước đó khá “cởi mở” khiến cho vàng không chỉ là loại hàng hóa đặc biệt, để cất trữ mà phần nào còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán nhất là những khi lạm phát thường xuyên ở mức cao.
Tuy nhiên Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời không chỉ khẳng định vai trò độc quyền sản xuất vàng miếng của Nhà nước cũng như siết chặt các điều kiện kinh doanh vàng miếng; mà còn siết chặt các điều kiện sản xuất và kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, hoạt động xuất nhập khẩu vàng. “Nghị định 24 đã sắp xếp lại một cách căn bản thị trường vàng miếng, ngăn chặn ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các chính sách này, cộng với việc cấm các TCTD huy động và cho vay vàng, không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế”, một chuyên gia ngân hàng nhận xét.
TP.HCM là một trong những địa phương có số lượng đơn vị chế tác trang sức vàng quy mô lớn của đất nước, các DN tư nhân, vựa, chành do hộ gia đình đều sản xuất trang sức vàng thủ công mang phân phối ra thị trường. Tuy nhiên, các mô hình sản xuất hộ gia đình trong nghề trang sức vàng mẫu mã sản phẩm đơn điệu, chủ yếu chế tác sản phẩm nhẫn, dây chuyền có hàm lượng vàng cao không cạnh tranh được với DN lớn đầu tư máy móc thiết bị mẫu mã đa dạng, hàm lượng vàng thấp tạo giá thành rẻ cho người tiêu dùng. Ngoại trừ những gia đình có nghề truyền thống, còn lại rất nhiều DN sản xuất chế tác trang sức thì ít mà chế tạo ra các sản phẩm trang sức biến tướng như gạt tàn thuốc bằng vàng, hòn non bộ bằng vàng... bán cho các DN có giấy phép xuất khẩu trang sức (thực ra là xuất khẩu vàng) kiếm lời từ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới gây biến động giá vàng trên thị trường trong nước. Các hộ gia đình sản xuất trang sức vàng trước kia chỉ cần đăng ký kinh doanh và hàng năm nộp thuế khoán từ 6 triệu đồng/tháng tiệm tiến 16 tháng đến 12 triệu đồng/tháng lại xin lại giấy phép để quay vòng thuế khoán.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Dưng, số lượng các DN trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức là khá nhỏ so với số được cấp phép và đang hoạt động hiện nay. Đây cũng là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường, đó là cầu ít sẽ khiến cung giảm, số DN sản xuất sẽ thu hẹp lại và ngược lại.
Xét về dài hạn, để thị trường vàng trang sức Việt Nam phát triển bền vững, giới chuyên gia cho rằng, phải thay đổi theo hướng xuất khẩu những sản phẩm chế tác có thẩm mỹ cao từ bàn tay người thợ Việt. Theo đó, từng bước tạo lập những trung tâm vàng trang sức ở Hà Nội, TP.HCM và những thành phố du lịch để bán sản phẩm vàng trang sức có thẩm mỹ cao cho du khách nước ngoài đến Việt Nam. Đặc biệt, các gia đình có nghề kim hoàn truyền thống và làng nghề phải từng bước xây dựng thương hiệu vàng trang sức Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm trang sức ra thế giới làm, chứ không phải cạnh tranh trên thị trường vàng.
Các tin khác

Tỷ giá sáng 28/11: Tỷ giá trung tâm giảm 17 đồng

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

Tỷ giá sáng 27/11: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Ông Lê Quốc Long được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc SeABank

Gói tín dụng thủy sản trợ lực cho người nuôi trồng ven biển Cần Giờ

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

"Agribank vì tương lai xanh" - Những bước chân tiếp nối hành trình vì cộng đồng

Tỷ giá sáng 24/11: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

Kiểm soát thông tin ngân hàng trên không gian mạng

Tỷ giá sáng 23/11: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Agribank giữ vị trí cao nhất trong hệ thống NHTM tại Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Tìm giải pháp thiết thực, hiệu quả bảo vệ truyền thông trên không gian mạng

T&T Group, SHB và PV Power ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Đồng vốn tín dụng chính sách ở Sơn Hà đang nở hoa, kết trái

Viện Chiến lược Ngân hàng: Tiếp tục đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học, chiến lược ngành Ngân hàng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
