Đông Nam Bộ chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế
Đưa kinh tế Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Quy hoạch Đông Nam Bộ trở thành vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao |
Theo bà Phan Thị Thắng, mặc dù chỉ chiếm hơn 7% tổng diện tích và gần 20% dân số cả nước, nhưng vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) cả Vùng đạt 5,06%, cao hơn mức tăng 5,05% của cả nước; thu hút 11.390 triệu USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm 31,1% vốn FDI của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng năm 2023 đạt 220,5 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2024 đạt 115,7 tỷ USD, chiếm 31% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
![]() |
Bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương thực hiện nhiều giải pháp và hoạt động quy mô chuyên nghiệp để phát huy hiệu quả cho Vùng Đông Nam Bộ |
Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Vùng Đông Nam Bộ có sự phát triển rõ nét, phản ánh qua tiến độ xây dựng hàng loạt các dự án quan trọng như sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc; việc thúc đẩy các dự án lớn như Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm thương mại tự do tại Bà Rịa-Vũng Tàu (khu Cái Mép - Thị Vải)…
Tuy nhiên, bà Phan Thị Thắng cho rằng Vùng Đông Nam Bộ đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có những vấn đề như tốc độ phát triển của Vùng thời gian qua chưa tương xứng so với tiềm năng; đóng góp của Vùng trong GDP cả nước đang có xu hướng giảm, trong khi các tiềm năng dư địa, lợi thế còn đang rất nhiều, chưa khai thác hết.
Bên cạnh đó, công nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ phát triển thiếu bền vững, chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm; phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý (khu vực trung tâm vẫn tập trung các khu công nghiệp cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp).
Đồng thời, chưa làm chủ được công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn trong những ngành chủ lực. Hơn thế, mối quan hệ Vùng và liên kết Vùng trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu còn chưa được quan tâm thỏa đáng.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển kinh tế xanh, phát thải cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu... |
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cùng cộng đồng doanh nghiệp trong vùng đã và đang phối hợp, tận dụng các nguồn lực tự nhiên (đặc biệt là mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm...), các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết. Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí, vai trò của vùng, với nhiệm vụ liên kết vùng Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh đặt lĩnh vực xuất nhập khẩu ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực.
Khi các tỉnh thành trong vùng cùng nhau hợp tác, vùng Đông Nam Bộ sẽ tạo ra một thị trường nội địa rộng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn hơn, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc liên kết vùng cũng sẽ giúp các địa phương tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuỗi cung ứng hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế của các sản phẩm hàng hóa của vùng trên thị trường quốc tế.
“Để thúc đẩy liên kết vùng hiệu quả, các địa phương trong vùng cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng, xây dựng các cơ chế hợp tác chặt chẽ, nâng cấp, phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...”, ông Dũng nói.
Góp ý thêm để tạo ra bước chuyển biến mới, theo bà Phan Thị Thắng, vùng Đông Nam Bộ cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá. Trong đó, thực hiện giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô Vùng, có tính liên kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại khu vực và quốc gia; tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp xuất khẩu của vùng, liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng, phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng.
“Các địa phương phải đưa ra các giải pháp, khuyến nghị tăng cường sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua, phân phối, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm vùng Đông Nam Bộ... Qua đó, góp phần nâng cao thương hiệu hàng hóa xuất khẩu, đưa các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tham gia sâu và hiệu quả vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu”, bà Thắng yêu cầu.
Các tin khác

Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách để tăng vốn điều lệ cho NHHTX

Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động xuất nhập khẩu: Cần chiến lược chủ động

Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Tạo "cú hích" để hộ kinh doanh chịu lớn

Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả

Khẩn trương triển khai 2 dự án đường cao tốc

Bộ Tài chính đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ học viên ngành STEM

Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Không để việc sáp nhập làm chậm đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế chia sẻ giai đoạn 2025-2030
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
