Du lịch một năm phục hồi ấn tượng
![]() | Phát triển du lịch văn hóa biển đảo |
![]() | Kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng |
Hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, khách sạn… chưa từng chuẩn bị tâm thế cho một chu kỳ 2 năm lao dốc về doanh thu và hoạt động của ngành mình khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Và chính họ cũng chưa từng tự tin để dự đoán một kịch bản “đẹp như mơ” khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại đầu năm 2022 và đón nhận làn sóng du lịch bật tăng sau hàng năm trời kìm nén. Một xã hội “bịt kín khẩu trang”, rào ngăn cửa ngõ, pa-nô tuyên truyền phòng tránh dịch khắp nơi và dung dịch sát khuẩn ở mỗi hộ gia đình bỗng sống động trở lại với những chuyến bay đầy ắp và các bãi biển ken kín. Ngành du lịch trong năm 2022 chứng kiến sự phục hồi thần kỳ!
![]() |
Thị trường du lịch nước ngoài (outbound) tại Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, nhanh hơn dự kiến |
Hồi sinh...
“So với tình hình ảm đạm trong 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 (2020-2021) thì ngành du lịch Việt Nam đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục, phục hồi và tăng trưởng khá ấn tượng”, bà Mai Thúy Hằng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group khẳng định. Điều đó hiển hiện trên từng con số cập nhật từ ngành du lịch trong phần lớn thời gian của năm vừa qua.
Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt. Đặc biệt trong khi nhiều thị trường chủ lực của Việt Nam vẫn “cài then, đóng cửa”, du lịch nội địa lại ghi nhận tăng trưởng ngoạn mục, đạt 101,3 triệu lượt, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019.
Với việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch từ 15/3/2022, Việt Nam là một trong những nước “bình thường hóa” du lịch sớm nhất khu vực và được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở nhất thế giới.
“Có thể nói, việc này đã đánh dấu sự quay trở lại của một ngành kinh tế mũi nhọn. Chúng ta đã chứng kiến sự hồi phục rất thần kỳ về tất cả các chỉ số của ngành du lịch”, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đánh giá.
Sự phục hồi của ngành du lịch đã tác động tích cực, giúp các lĩnh vực có liên quan như dịch vụ lưu trú, ăn uống và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trở lại trạng thái bình thường, nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao, đặc biệt trong dịp hè.
Với Sun Group, bà Mai Thúy Hằng nhìn nhận, nhờ sớm có chiến lược ứng phó chủ động và xây dựng, kiến tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút du khách, các khu vui chơi, giải trí Sun World trên cả nước đã ghi nhận những tín hiệu vô cùng lạc quan kể từ khi mở cửa trở lại.
Báo cáo tóm tắt về “Xu hướng du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam 2022” được Công ty nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu du lịch và khách sạn Outbox (Outbox Company) công bố ngày 21/11 cho biết, 88,5% du khách Việt Nam đã đi du lịch cả trong và ngoài nước trong 9 tháng đầu năm nay. Thị trường du lịch nước ngoài (outbound) tại Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, nhanh hơn dự kiến. Outbox Company cũng nhận thấy, du lịch outbound tại Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo trước đó. Thậm chí, dù bị gián đoạn bởi đại dịch, nhu cầu kết nối lại của du khách Việt với thị trường du lịch nước ngoài còn hứa hẹn sẽ tăng mạnh trong giai đoạn hậu Covid-19.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn ít do nhiều nguyên nhân. Trong đó, việc Trung Quốc, thị trường chính chiếm hơn 32% lượng khách vào Việt Nam trước dịch vẫn chưa mở cửa, được cho là lý do chính. Ngoài ra, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cũng làm ảnh hưởng đến lượng khách Nga cũng như nguồn khách từ châu Âu, vốn đứng thứ hai trong thời kỳ trước Covid-19. Dù vậy, sự hồi phục của du lịch châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng được ForwardKeys đánh giá là đang đi đúng hướng với nhiều chương trình xúc tiến tại nước ngoài, tìm kiếm nguồn khách mới thay thế, cũng như tăng cường các đường bay mới...
Trang Breaking Travel News cho biết, du lịch Việt Nam đã đón nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng lượt khách hàng tháng đạt trung bình 62%. Trong số 10 thị trường có nhiều du khách đến Việt Nam nhất, 9 thị trường nằm ở châu Á - Thái Bình Dương và còn lại là Mỹ. Trong khi đó, theo dữ liệu của Google Destination Insights, kể từ đầu năm 2022, Việt Nam liên tục nằm trong số những nước có lượt tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. So với cùng kỳ năm ngoái, các lượt tìm kiếm quốc tế về du lịch của Việt Nam tăng hơn 1.200%, chủ yếu đến từ Mỹ, Australia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Malaysia, Đức và Thái Lan. Trong khi đó, các điểm đến tại Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Huế và Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Lữ hành Saigontourist nhận định, năm 2022 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và du lịch Việt Nam cũng đã được các tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng. Thành quả này khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương và giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sau thời gian ngưng trệ. Với những điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về tiếp cận điểm đến, thủ tục xuất nhập cảnh được đơn giản hóa, kéo dài thời gian thị thực, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ sớm hồi phục trở lại thời gian trước đại dịch. Phục hồi du lịch sau đại dịch là xu thế tất yếu, cũng là mục tiêu chung của ngành du lịch Việt Nam.
![]() |
Năm 2023 ngành du lịch phấn đấu đón 8 triệu lượt khách quốc tế |
Sẵn sàng bứt tốc
Tờ The Business Times của Singapore mới đây đã dẫn báo cáo mới nhất của Fitch Solutions cho biết, ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch. Lĩnh vực du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu 11,1 tỷ USD vào năm 2024, vượt mức 10,8 tỷ USD năm 2019 - một năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 13,2 tỷ USD vào năm 2026, với hơn 22 triệu lượt khách du lịch.
Ở mục tiêu ngắn hạn, năm 2023, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó 8 triệu lượt khách quốc tế và 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như triển khai công bố “Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” sau khi được Chính phủ phê duyệt; Triển khai Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam.
Tuy nhiên với năm 2023, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đánh giá, bên cạnh sự trở lại ngoạn mục sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn, thách thức. Đặc biệt, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy thoái, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Trong khi đó, chính sách thị thực của Việt Nam chưa có nhiều ưu thế hơn so với các quốc gia trong khu vực.
Tổng giám đốc Lữ hành Saigontourist cũng cho biết, năm 2023, dự báo ngành du lịch thế giới và Việt Nam sẽ còn đối mặt nhiều thách thức, tuy nhiên với những thành quả, tín hiệu tốt đẹp của năm 2022 và sự chuẩn bị, thích ứng linh hoạt, tin tưởng rằng đây sẽ là một năm sôi động của các hoạt động du lịch Việt Nam. Đối với du lịch nội địa và nước ngoài, thị trường đã có sự chuyển đổi xu thế du lịch mới, đề cao nội dung và chất lượng của các hành trình. Năm 2023 sẽ là năm phát triển trọng điểm đẩy mạnh khai thác du lịch quốc tế của Việt Nam.
Bà Mai Thúy Hằng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group chia sẻ, nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phục hồi và tăng trưởng bứt phá về du lịch trong năm 2023. Đặc biệt là khi tâm lý khách hàng tại một số quốc gia vốn là thị trường khách quen thuộc và tiềm năng của Việt Nam đã dần thoải mái hơn đối với việc mở cửa giao thương du lịch. Gần đây, thị trường khách Ấn Độ đến Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng vô cùng tích cực, hứa hẹn sẽ tiếp tục ghi dấu ấn trong năm 2023. “Du lịch Việt Nam sẽ có những bứt phá mạnh mẽ hơn cả về thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế”, bà Hằng hy vọng.
Bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng Hiện nay, một số thị trường trọng điểm của Đà Nẵng như Hàn Quốc, Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế số lượng khách quốc tế nhập cảnh cũng như hạn chế “du lịch tự túc” đã tạo cơ hội để kết nối các thị trường và thu hút khách từ các thị trường truyền thống có thế mạnh của Đà Nẵng. Với các nỗ lực làm mới các sản phẩm, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng phục vụ và không ngừng đổi mới sáng tạo, cập nhật xu hướng, thị hiếu khách du lịch trong công tác xúc tiến quảng bá điểm đến, tìm kiếm khai thác thị trường, tiếp nối sự khởi sắc của việc khôi phục thị trường khách nội địa, du lịch Đà Nẵng kỳ vọng sẽ tiếp tục khôi phục các thị trường khách quốc tế trong năm 2023. Bên cạnh đó, ngành du lịch Đà Nẵng cũng nhận diện một số thách thức trong thời gian tới như: nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái, lạm phát tăng cao, người dân các nước có xu hướng thắt chặt chi tiêu; tình hình chính trị căng thẳng ở một số nước khiến việc xúc tiến tại một số thị trường quốc tế gặp khó khăn; dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp diễn và phát sinh dịch bệnh mới (đậu mùa khỉ); chính sách thị thực của Việt Nam hiện vẫn chưa thông thoáng như một số quốc gia khác; doanh nghiệp du lịch vẫn đang gặp khó khăn về nguồn lực; tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ và diễn biến bất thường; xu hướng, tâm lý khách thay đổi do dịch bệnh và Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, đòi hỏi ngành du lịch phải đổi mới, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản trị và tổ chức phục vụ du lịch; sự cạnh tranh điểm đến trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Hữu Y Yên - Tổng Giám đốc Lữ hành Saigontourist Ở mảng du lịch nước ngoài, Lữ hành Saigontourist sớm chủ động kết nối, duy trì việc trao đổi với các đối tác ở nước ngoài, điều chỉnh sản phẩm phù hợp và ngay sau khi các quốc gia mở cửa đón khách, Lữ hành Saigontourist đã tiên phong mở lại các hành trình, sản phẩm đặc sắc. Hiện nay, Lữ hành Saigontourist đã kết nối đến tất cả các tuyến du lịch trên thế giới. Đặc biệt là phục vụ các đoàn khách MICE với số lượng lên đến hàng ngàn khách. Đối với mảng du lịch quốc tế, Lữ hành Saigontourist cũng là đơn vị tiên phong đón tiếp các đoàn khách MICE đến từ Úc, Ấn Độ, Cuba… ngay sau khi chúng ta mở cửa. Cùng với đó, Lữ hành Saigontourist lên kế hoạch và tham gia các sự kiện du lịch lớn: IFTM Top Resa (Pháp), ITB Asia (Singapore), WTM (Anh)… nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và khôi phục mạng lưới du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm trên thế giới, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu trong đó có các sản phẩm, dịch vụ đường hàng không, tàu biển và đường sông nhằm phục vụ tập trung vào nguồn khách cao cấp, khách du lịch thuần túy và khách MICE quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng cũng như xu hướng tất yếu của chuyển đổi số, Lữ hành Saigontourist chú trọng hoàn tất việc chuyển đổi số hóa trong quy trình kinh doanh và quản trị nhân sự, đặc biệt là mảng thương mại điện tử sẽ giúp khách hàng của Lữ hành Saigontourist trên toàn cầu có thể dễ dàng tra cứu thông tin điểm đến, đặt tour du lịch trọn gói hoặc các dịch vụ và thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng, tiện lợi với nhiều hình thức thanh toán linh hoạt, hiện đại.
Bà Mai Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group Việc Việt Nam có một thương hiệu hàng không cao cấp như Sun Air cũng sẽ là lời khẳng định với bạn bè quốc tế rằng, chúng ta đang dần bắt kịp các nước trong khu vực như Thái Lan, Singpapore, trong việc phát triển hạ tầng dịch vụ, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế. Sun Air cũng là một mảnh ghép mới, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp mà Sun Group đã và đang kiến tạo trên khắp ba miền đất nước, mang tới cho du khách những hành trình khám phá Việt Nam trọn vẹn, hoàn hảo, với những góc nhìn khác về đất nước vốn xưa nay vẫn được gắn mác “điểm đến giá rẻ”. Chúng tôi cũng cho rằng, giai đoạn này, khi các điểm đến của thế giới vẫn chưa hoàn toàn thức tỉnh sau cơn dư chấn còn khá dữ dội của Covid-19, là cơ hội bứt phá để khẳng định sự khác biệt và sức hút hiếm có của du lịch Việt Nam với thế giới. Do đó, những mảnh ghép mới như Sun Air hay hệ sinh thái du lịch của Sun Group sẽ có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào hành trình xác lập vị thế mới, thay đổi cách nhìn của du khách, bạn bè năm châu về du lịch Việt. |
Các tin khác

Lâm Đồng: Đầu tư công 11 tháng chỉ đạt 55,8% kế hoạch

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng hạn chế đưa tiễn để giảm ùn tắc

Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Du lịch Sa Pa: Cuộc chuyển biến thần kỳ từ hệ thống cáp treo kỷ lục

Hà Nội: Đã có 13 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thống kê nhà nước

Đề xuất 2 mức quà tặng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Hà Nội trở thành điểm đến công nghệ của Việt Nam và khu vực

TP. Hồ Chí Minh: Giải quyết việc làm cho gần 24.000 lượt người trong tháng 11

TPBank 2in1 Concert: Nhạc hội Trọn trải nghiệm đúng chất Độc - Đỉnh- Đã

Ninh Thuận đón khoảng 2,9 triệu lượt khách trong năm 2023

Công ty WPP bị phạt lần thứ 3 trong năm do vi phạm kinh doanh quảng cáo
![[Infographic] Thu, chi ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/29/14/40-2022093009082320231129142407.jpg?rt=20231129142409?231129023156)
[Infographic] Thu, chi ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2023

Giải golf của những huyền thoại thế giới có tổng thưởng tới 31 tỷ đồng

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
