Kinh tế tư nhân: Động lực cho tăng trưởng
Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng |
Tổng Bí thư Tô Lâm: Mặc dù trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, kinh tế tư nhân nước ta đã có những bước phát triển và trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế và quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân có nhiều điểm nghẽn, nhiều mục tiêu chưa đạt được, cần phải rà soát lại xem vấn đề ở đâu, yêu cầu giải quyết, thực hiện như thế nào. |
Kinh tế tư nhân - động lực cho tăng trưởng
Qua gần 40 năm Đổi mới, doanh nghiệp nước ta đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với hơn 940 nghìn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, hơn 30 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh. Một số doanh nghiệp tư nhân đã phát triển đạt tầm khu vực và thế giới; chủ động tham gia và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Với những đóng góp to lớn, có thể khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân ngày 15/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khi ban hành sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm, tạo niềm tin và động lực phát triển mạnh mẽ. Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, tất cả các đại biểu đều thống nhất khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Đề án phát triển kinh tế tư nhân có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng rất thách thức. Khi có cơ chế rõ ràng và phù hợp, doanh nghiệp tư nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để hoạt động bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Phó Thủ tướng nêu mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp; đồng thời lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Dự thảo đề án đã đề xuất các nhóm chính sách, Phó thủ tướng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp, như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết...
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, mục tiêu cuối cùng của đề án là đóng góp xây dựng một nghị quyết thực sự hiệu quả, giúp “tháo chốt”, khơi thông các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của khu vực tư nhân trong kỷ nguyên mới. Trong đó, phải đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
![]() |
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng trên 60% GDP |
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nghị quyết nếu thực hiện được giống như “tháo chốt”, khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy “ào ào”. |
Biến tiềm năng thành hiện thực
Mặc dù kinh tế tư nhân là “con át chủ bài” cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, song theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, vấn đề là làm sao biến tiềm năng thành hiện thực, thông qua những chính sách và giải pháp đột phá, tạo động lực cho doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và vươn xa.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, đánh giá cao sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của Chính phủ khi thừa nhận kinh tế tư nhân là “động lực tăng trưởng quan trọng nhất trong nền kinh tế”. Điều này được thể hiện qua việc Chính phủ mạnh dạn giao các dự án lớn cho doanh nghiệp tư nhân thông qua các đơn đặt hàng và cam kết cắt giảm 30% thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Để biến doanh nghiệp tư nhân thành trụ cột của nền kinh tế, theo ông Cường, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, đặc biệt là thông qua việc đặt hàng. Lấy ví dụ về dự án đường sắt cao tốc, ông cho rằng việc giao cho doanh nghiệp trong nước đầu tư và sản xuất sẽ tạo ra một ngành công nghiệp đường sắt mạnh mẽ, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư công.
Chỉ ra sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế, tư duy kinh doanh vẫn mang tính “thời vụ”, thiếu tầm nhìn chiến lược, nhưng TS. Phan Đức Hiếu - Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân còn đối mặt với nhiều rào cản thể chế, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, thuận lợi; hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai, công nghệ. Theo ông Hiếu, hệ thống khuôn khổ pháp luật dường như vẫn còn thiếu các cơ chế để bảo vệ doanh nghiệp tư nhân trong nước khiến họ phải “tự bơi”, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp trông chờ có sự thay đổi trong thời gian tới.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp, tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh đề xuất giải pháp bảo lãnh cho các tập đoàn tư nhân lớn vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, AIIB. Hiện nay, nhiều quốc gia đã phát triển mô hình ngân hàng phát triển để cung cấp vốn ưu đãi cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư hạ tầng trong và ngoài nước. Ông Minh cho rằng, Chính phủ có thể cung cấp vốn đối ứng hoặc huy động vốn từ các định chế tài chính, quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu để lập ngân hàng phát triển, từ đó cấp vốn với lãi suất thấp, ổn định, giúp doanh nghiệp có điều kiện tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng lớn trong nước hoặc tham gia đầu tư các dự án ở nước ngoài có khả năng thu hồi vốn chắc chắn.
Từ phía doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái, nhấn mạnh bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu áp lực lớn, buộc phải thích ứng liên tục. Theo ông Đoàn, để hiện thực hóa chủ trương này, cần có cơ chế đặt hàng rõ ràng cho các tập đoàn tư nhân, giúp họ tháo gỡ khó khăn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển giao công nghệ và hướng tới phát triển bền vững, cạnh tranh được với những doanh nghiệp lớn. Chính sách hỗ trợ đúng hướng sẽ tạo động lực giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Các chuyên gia cũng bày tỏ kỳ vọng, tới đây, Bộ Chính trị sẽ ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, theo đó sẽ có nhiều chính sách, cơ chế thật đột phá để làm “bệ đỡ” cho khu vực kinh tế này phát triển bứt phá, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh trong những giai đoạn tới.
Các tin khác

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Agribank Tuyên Quang đồng hành cùng doanh nghiệp, kiến tạo phồn vinh

Hà Nội khai thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội

Tín chỉ carbon và tài sản số: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ thị trường tài chính

Bộ Công Thương công bố điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021–2030

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thương mại ưu đãi thuế quan đặc biệt

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/4

Chìa khóa thúc đẩy tài chính xanh và đổi mới sáng tạo

Thông cáo báo chí chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn

Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 21-26/4
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khởi tạo khoản vay: Dễ hơn cả đặt đồ ăn online

Sở hữu ngay xe điện BYD với lãi suất 0%

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
