Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/7/2024
Sớm báo cáo phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 Tăng lương tối thiểu vùng, quyền lợi của người lao động thay đổi ra sao? |
Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận và trả lương với người lao động.
Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng khoảng 6% tương ứng tăng từ 200.000 – 280.000 đồng, sẽ áp dụng ngay từ ngay từ hôm nay 1/7 như sau:
- Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng
- Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng
- Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng
- Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Chính thức tăng lương tối thiểu vùng |
Một số vùng được điều chỉnh được nêu ra trong Nghị định 74 là từ vùng II lên vùng I với thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh); điều chỉnh từ vùng III lên vùng II với thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình); thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa); thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa); thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng).
Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III các huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình); Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống (Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (Ninh Thuận).
Nghị định cũng nêu rõ: Người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần, ngày, sản phẩm, lương khoán, mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát các chế độ trả lương trong hợp đồng thỏa thuận với lao động, thỏa ước tập thể để điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho lao động, như cao hơn 7% lương tối thiểu với người làm công việc hoặc chức danh qua đào tạo nghề, 5% với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm.
Chủ sử dụng không được bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương với người làm thêm giờ, làm việc ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác.
Bên cạnh lương tối thiểu, từ ngày 1/7 nhiều khoản tiền khác của người lao động cũng tăng theo: Lương cơ sở trong khu vực nhà nước tăng 30% từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng một tháng; lương hưu tăng 15%; chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công tăng 35,7% từ 2,055 triệu lên 2,789 triệu đồng; chuẩn trợ giúp xã hội tăng 38,9% từ 360.000 lên 500.000 đồng mỗi tháng.