Ngành ngân hàng tỉnh Điện Biên: Một năm đột phá
![]() |
Đồng chí Phạm Đức Toàn (ảnh bên phải), Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng tỉnh Điện Biên năm 2025 |
Nhận nhiệm vụ cuối năm 2023 tại tỉnh biên giới Điện Biên, nơi có hộ nghèo đứng thứ 2 toàn quốc chiếm hơn 26% dân số toàn tỉnh, hệ thống các TCTD trên địa bàn còn đơn điệu với 7 ngân hàng (trong đó có 3 NHTM nhà nước, 3 NHTMCP, 1 NHCSXH) dư nợ đạt 19.525 tỷ, giảm 4,21% so năm 2022, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên Nguyễn Quốc Tùng không khỏi trăn trở. Lại thêm công tác quản lý các ngân hàng trên địa bàn chưa được quan tâm theo kỳ vọng, vai trò NHNN trên địa bàn chưa được ghi nhận tương xứng với sự đóng góp của ngành Ngân hàng trong sự phát triển kinh tế-xã hội và công tác an sinh trên địa bàn tỉnh. Ông hiểu để phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng đất cách mạng gắn với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” việc khơi thông mạch nguồn tín dụng phát triển kinh tế là bài toán quan trọng nhất.
Bởi vậy từ cuối năm 2023 đặc biệt là năm 2024, Chi nhánh NHNN tỉnh chủ động tham mưu, xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng tỉnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và dự toán ngân sách nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; Nghị quyết của BCS Đảng NHNN, Chương trình hành động của NHNN, Chỉ thị của Thống đốc NHNN Việt Nam về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024.
Trong năm, NHNN tỉnh đã quyết liệt trong tham mưu các cấp và chỉ đạo triển khai các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho vay nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm giảm lãi suất cho vay, triển khai linh hoạt Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi SXKD; chủ động cân đối nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực SXKD, các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đồng thời giảm mặt bằng lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay bình quân các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ của các NHTM trên địa bàn phổ biến từ 7,45%-8,71%, giảm từ 0,52-1,52% so với năm 2023.
Hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn được quản lý điều hành chỉ đạo một cách chủ động, quyết liệt nhằm đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống. Trong đó, NHNN tỉnh tập trung, quyết liệt chỉ đạo, tập trung vào tăng trưởng tín dụng và kiểm soát, xử lý nợ xấu xuyên suốt các cuộc họp toàn ngành định kỳ và đột xuất. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, NHNN Việt Nam; đôn đốc, bám sát tình hình các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện các văn bản hỗ trợ tăng trưởng dư nợ của UBND tỉnh; giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng trên địa bàn, nhất là những TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 2%, yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý thu hồi nợ xấu.
Trong năm, trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, ngành Ngân hàng tỉnh đã chủ động lên kế hoạch ứng phó, triển khai phương án phòng, chống bão, lụt đảm bảo an toàn tài sản, thiết bị, hoạt động ngân hàng thông suốt; chủ động rà soát dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng, thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 2, 3 để có phương án hỗ trợ khách hàng kịp thời, đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng.
Công tác phát triển mạng lưới cũng được NHNN tỉnh coi trọng, với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD mở chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn. Hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 9 chi nhánh ngân hàng cấp 1 đang hoạt động, trong đó: 3 NHTM nhà nước; 5 NHTMCP ngoài quốc doanh; và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; 9 chi nhánh ngân hàng cấp 2 của NHNo&PTNT, 41 phòng giao dịch, PGD bưu điện, 3 Tổ giao dịch bưu điện và 129 điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại các trụ sở UBND xã/phường/thị trấn.
![]() |
Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Nguyễn Quốc Tùng - Giám đốc NHNN tỉnh, và trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho NHNN chi nhánh tỉnh Điện Biên |
Những nỗ lực của NHNN Chi nhánh Điện Biên cùng các TCTD đã đưa tổng nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2024 đạt 21.933 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2023, đạt 242,93% kế hoạch, đứng thứ 1/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc về tốc độ tăng trưởng và thứ 12/14 về quy mô. Tính đến 31/12/2024, tổng dư nợ tín dụng đạt 23.187 tỷ đồng, tăng 12,06% so với cuối năm 2023, đạt 201,45% kế hoạch, đứng thứ 7/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc về tốc độ tăng trưởng và thứ 11/14 về quy mô.
Hệ thống các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, với tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế là 136,84 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là 135,65 tỷ đồng, nợ lãi là 1,19 tỷ đồng)/22 lượt khách hàng. Dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo là 26,44 tỷ đồng (trong đó nợ gốc 26 tỷ đồng; nợ lãi 0,44 tỷ đồng)/02 khách hàng.
Trong năm, nợ xấu liên tục gia tăng, NHNN tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ các nhóm nợ, kịp thời nắm bắt, phối hợp làm việc với các đơn vị liên quan để xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các TCTD trong xử lý thu hồi nợ xấu. Đến đến 31/12/2024, với sự nỗ lực của toàn Ngành, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn đã giảm đáng kể. Nợ xấu nội bảng chiếm tỷ lệ 1,07%/tổng dư nợ.
Không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội qua các nghiệp vụ ngân hàng, năm 2024, ngành Ngân hàng tỉnh tiếp tục đi đầu trong công tác an sinh xã hội, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao và khen thưởng, với tổng số tiền của các hoạt động an sinh xã hội lên đến 45 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là các chương trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như: hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo theo Đề án 09 với tổng số tiền 27,45 tỷ đồng; tài trợ cho các hoạt động, chương trình chào mừng Lễ Kỷ niệm 70 năm với tổng số tiền là 4,49 tỷ đồng; thêm vào đó, Ngành cũng ủng hộ góp phần khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của các cơn bão số 2, số 3 với tổng số tiền là 4,75 tỷ đồng.
![]() |
NHNN tỉnh Điện Biên vinh danh các tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 |
Những nỗ lực của ngành Ngân hàng trên địa bàn đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Điện Biên ước tính năm 2024 (theo giá so sánh) đạt 16.263,2 tỷ đồng, tăng 8,51% so với năm 2023, đứng thứ 6/14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, 18/63 tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn chậm, khi cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trên địa bàn thấp. Cơ chế khuyến khích đầu tư lĩnh vực nông nghiệp chưa đủ hấp dẫn, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn, chưa hình thành nhiều khu vực sản xuất và chế biến tập trung; tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết bộc lộ nhiều hạn chế. Việc tiếp cận doanh nghiệp trên địa bàn để đầu tư gặp nhiều khó khăn, hiện chỉ có hơn 15% doanh nghiệp đang hoạt động và đóng thuế có quan hệ tín dụng với các ngân hàng trên địa bàn.
Để hóa giải những khó khăn này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên Nguyễn Quốc Tùng cho biết, trong năm 2025, Chi nhánh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Thống đốc NHNN, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên; theo sát diễn biến tình hình kinh tế-xã hội để tham mưu và định hướng chỉ đạo, quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng trên địa bàn đảm bảo an toàn hệ thống, duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định tỷ giá, lãi suất, kiểm soát lạm phát. Đồng thời chỉ đạo các TCTD bám sát kế hoạch kinh doanh, tăng cường huy động vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình trọng điểm kinh tế của tỉnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Chính phủ, của Ngành để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.
Chi nhánh cũng đang tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc trong việc sắp xếp bộ máy NHNN chi nhánh tỉnh thành NHNN Khu vực theo Nghị quyết số 18-NQ/TW; Tích cực phối hợp với thực hiện các nhiệm vụ do Ban trù bị thành lập NHNN Khu vực 3 giao; Chủ động triển khai thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính, tài sản, hệ thống chương trình nghiệp vụ, chuẩn bị hồ sơ tài liệu, thông tin báo cáo trong quá trình bàn giao từ NHNN Chi nhánh tỉnh về NHNN Khu vực 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn và tài sản của NHNN, đồng thời không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN chi nhánh và hoạt động của các TCTD.
Các tin khác

Công nhận tài sản số, tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ thúc đẩy phát triển bền vững

Một ngân hàng điều chỉnh lãi suất ngay trước kỳ nghỉ lễ

HDBank đạt 5.350 tỷ đồng lợi nhuận quý 1/2025, ROE duy trì vị thế đầu ngành

Có thể xem xét tài sản số, tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm

Tận dụng kinh nghiệm quốc tế để Việt Nam quản lý tài sản điện tử hiệu quả

Nghiên cứu thí điểm công nhận tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm

Đẩy mạnh số hóa và bán lẻ, lợi nhuận quý I/2025 của BVBank tăng 16%

Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Sáng 28/4: Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

Ngân hàng nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, khách hàng cần lưu ý gì?

Sắp diễn ra Hội thảo "Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay"

50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Thế hệ trẻ ngành Ngân hàng tiếp nối truyền thống, kiến tạo tương lai

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của LPBank

Agribank trao giải Đặc biệt trị 1 tỷ đồng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ ngày 21 – 27/4/2025

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
