SAVIS được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa
Chữ ký số công dân số: Tiền đề đưa Việt Nam thành quốc gia số | |
Ngân hàng Nhà nước dự thảo thông tư sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực ngân hàng |
Ảnh minh họa |
Trải qua các bài kiểm tra với hơn 600 hạng mục được đánh giá bởi Cơ quan Kiểm định tuân thủ của châu Âu, quản lý, giám sát, thẩm định nghiêm ngặt bởi Bộ Thông tin & Truyền Thông, Cục Công nghệ thông tin Ban cơ yếu và Bộ Công an, SAVIS là đơn vị tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.
Cùng với Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian - TrustCA Qualified Timestamp và chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP, SAVIS có thể đáp ứng cả mô hình ký số cơ bản và ký số nâng cao phục vụ xác thực, lưu trữ điện tử lâu dài, chứng thực điện tử, công chứng điện tử theo quy chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Ông Hoàng Nguyên Vân, Chủ tịch HĐQT SAVIS khẳng định: “Giấy phép số 697/GP-BTTTT cùng với Chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing của EU eIDAS khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ ký số từ xa của SAVIS tại cả Việt Nam và châu Âu. Theo đó, toàn bộ chữ ký số, con dấu điện tử được thực hiện theo mô hình ký số từ xa Remote Signing của khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ tin cậy SAVIS/TrustCA sẽ được công nhận và bảo vệ theo cả hai hệ thống pháp luật Việt Nam và châu Âu, được chấp nhận tại Việt Nam, 27 quốc gia châu Âu và các quốc gia áp dụng quy định eIDAS khác trên toàn thế giới”.
Dịch vụ ký số từ xa - TrustCA Qualified Remote Signing của SAVIS đi vào hoạt động mở ra những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số của các tổ chức Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Logistics…, thúc đẩy giao dịch điện tử không giấy tờ triệt để đến tận quy trình cuối cùng là xác thực, lưu trữ điện tử lâu dài trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn. Đây vốn là lỗ hổng lớn của mọi giải pháp chuyển đổi số hiện tại khi các phương thức xác thực chưa đủ mạnh mẽ, vững chắc trước thời gian cũng như sự thay đổi công nghệ để bảo vệ giá trị bằng chứng, chứng cứ của tài liệu khỏi những nguy cơ giả mạo, gian lận.