Tháo gỡ các rào cản để năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh hơn
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Ngành dầu khí Việt Nam: Vượt qua biến động và cơ hội chuyển mình Hướng tới năng lượng xanh cho tương lai bền vững |
Năng lượng là huyết mạch của nền kinh tế
Thế giới và Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Có thể thấy, chưa khi nào thế giới cùng một lúc vận động nhiều xu hướng phát triển như giai đoạn hiện nay. Có những xu hướng đã nhanh chóng trở thành cuộc cách mạng, trở thành kỷ nguyên phát triển mang tính toàn cầu, tất yếu, không thể đảo ngược, như: Cách mạng công nghiệp số, cách mạng công nghiệp xanh, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI), kỷ nguyên thông minh, kỷ nguyên xanh…
Năm 2025 Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng hai con số. Giai đoạn từ năm 2026 đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt hai con số (tức từ 10% trở lên); cùng với đó thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh với tốc độ và mức độ ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo ngày càng nhanh và phổ biến.
![]() |
PGS,TS. Huỳnh Thành Đạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương |
Do đó, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như đáp ứng sự thay đổi mang tính chiến lược về phương thức hoạt động (gồm từ học tập, lao động, sản xuất) chủ yếu dựa trên nền tảng số, đòi hỏi các nguồn lực phục vụ cho quá trình này phải có những điều chỉnh và hoạch định phù hợp, hiệu quả hơn. Một trong những nguồn lực có tính nền tảng và huyết mạch, đó chính là điện năng và các nguồn năng lượng xanh, sạch.
Phát biểu tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2025 mới đây PGS,TS. Huỳnh Thành Đạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định năng lượng là huyết mạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Từ thực tiễn phát triển cho thấy, năng lượng không chỉ là yếu tố then chốt mà còn quyết định khả năng phát triển bền vững của quốc gia. Nhận thức rõ điều này, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn cho phát triển năng lượng quốc gia, với quan điểm năng lượng cần được đi trước một bước để tạo nền tảng hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Để đạt mức tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 thì nhu cầu điện năng sẽ tăng gần 1,5 lần, tương đương với mức tăng từ 12% đến 16% mỗi năm.
Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đây là một thách thức rất lớn, nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là nguồn điện xanh, sạch, thì nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026-2028 là điều rất hiển nhiên.
Giải quyết điểm nghẽn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư
Dù đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành, song Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cũng nêu ra thực tế triển khai các dự án, đặc biệt liên quan đến năng lượng tái tạo còn nhiều khó khăn. Những rào cản về chính sách vẫn gây ra tâm lý e ngại cho nhà đầu tư.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho hay, quá trình thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức liên quan đến xét duyệt đầu tư, nhân lực, công nghệ và thị trường. Hiện sự tăng trưởng của các nguồn năng lượng tái tạo đang chững lại.
Nguyên nhân xuất phát từ việc phân bổ quy mô công suất nguồn điện mặt trời, điện gió theo tỉnh chậm gần 1 năm sau khi có Quyết định phê duyệt Quy hoạch Điện VIII; nhà đầu tư năng lượng tái tạo còn tâm lý e ngại. Ông Tuấn đưa ra dẫn chứng thực tế: Hiện chưa đủ các quy định để triển khai điện gió ngoài khơi, chưa có dự án nào trong quy mô 6.000 MW được triển khai.
![]() |
Tổng Thư ký Hiệp hội năng lượng Việt Nam cũng chỉ ra, thách thức đối với việc phát triển năng lượng tái tạo là nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới truyền tải tới hơn 136 tỷ USD trong 5,5 năm, cao hơn nhu cầu vốn trong 10 năm của Quy hoạch Điện VIII. Giả thuyết, trung bình quy mô mỗi dự án điện mặt trời và điện gió trên bờ là 50 MW thì số lượng dự án điện mặt trời và điện gió dự kiến xây dựng trong điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII rất lớn, từ 400 – 640 dự án điện gió; 600 – 1.100 dự án điện mặt trời. Điều này cần nhiều nhân lực cho công tác chọn nhà đầu tư, xét duyệt, quản lý nghiệm thu dự án tại các địa phương.
Đối với năng lượng hạt nhân, theo ông Tuấn, quy mô phát triển các nguồn tích năng, linh hoạt, lưu trữ lớn, trong khi chưa có quy định thị trường và giá cả mua/bán điện cho các loại hình này. Các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, mặc dù đã có cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ nhưng cần thêm thời gian để hoàn thiện các hành lang pháp lý. Việt Nam hiện chưa làm chủ công nghệ nên mục tiêu hoàn thành xây dựng điện hạt nhân trong hơn 5 năm là thách thức lớn.
Bàn về các giải pháp, ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất các cơ quan quản lý cần giải quyết nhanh, dứt điểm và hợp lý hợp tình với các dự án năng lượng tái tạo có vướng mắc về thủ tục đầu tư trong giai đoạn được hưởng FIT (biểu giá điện hỗ trợ) và chậm FIT, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Lãnh đạo Hiệp hội năng lượng Việt Nam cũng cho rằng cần thực hiện cơ chế điều chỉnh giá điện linh hoạt các yếu tố đầu vào theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg; thúc đẩy thành lập thị trường điện bán buôn và bán lẻ.
Nhằm giảm gánh nặng đàm phán giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với từng dự án điện năng lượng tái tạo trong bối cảnh lượng dự án lớn thì Nhà nước có thể xem xét áp dụng cơ chế FIT linh hoạt áp dụng với từng vùng miền khác nhau, thời hạn hưởng FIT ngắn hơn. Đối với điện mặt trời mái nhà với quy mô nhỏ cần có thêm chính sách khuyến khích về bán điện dư.
Các tin khác

Các nền kinh tế mới nổi cần chuẩn bị ứng phó với thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Hướng tới điểm cân bằng để phát triển bền vững

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 3/4

Mức thuế đối ứng: Hai bên còn không gian để trao đổi, đàm phán

Bộ Tài chính sẽ hậu kiểm, xử lý hành vi gian lận hoàn thuế TNCN

Mô hình trung tâm tài chính quốc tế phải phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển của Việt Nam

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh của Lào

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 2/4

Đề nghị Standard Chartered tham vấn mô hình, giải pháp phù hợp phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải có đột phá mạnh mẽ hơn nữa, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ấn tượng

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
