Thu hút kiều hối góp phần phát triển kinh tế
Thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy con số kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam, bất chấp những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Trong hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt khoảng 230 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian này. Trong 6 tháng đầu năm 2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 5,178 tỷ USD, bằng 54,7% so với cả năm 2023 và tăng 19,5% so với cùng kỳ. Trên địa bàn Hà Nội, 6 tháng đầu năm, kiều hối từ nước ngoài chuyển về qua các đơn vị kinh tế ước đạt 30 triệu USD. Riêng trong tháng 7/2024, kiều hối từ nước ngoài chuyển về qua các đơn vị kinh tế đạt 10 triệu USD.
Để thu hút và tạo điều kiện để lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng tăng, những năm gần đây các ngân hàng và công ty kiều hối như Vietcombank, Agribank, Sacombank, BIDV... đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính tạo thuận lợi cho giao thương, chuyển tiền quốc tế.... Theo ông Trần Minh Khoa, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Sacombank, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng doanh thu từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Để thu hút nguồn lực kiều hối, Công ty Kiều hối Sacombank liên kết với các công ty chuyển tiền hàng đầu thế giới giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chóng, an toàn. Ngoài ra công ty còn có nhiều chính sách ưu đãi cho kiều bào gửi tiền về Việt Nam. Lượng kiều hối chuyển qua Công ty 5 năm gần đây là hơn 10 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2024, lượng kiều hối về Việt Nam qua hệ thống này tăng hơn 19% so cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Dự báo lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh dịp cuối năm |
Các chuyên gia đánh giá, lượng kiều hối có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Kiều hối không chỉ nâng cao mức thu nhập cho các chủ thể nhận kiều hối, mà còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, kiều bào là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, kiều bào Philippines, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện và ban hành các chính sách mới, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh tế, giáo dục và khoa học công nghệ. Nhờ đó môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, tạo các cơ chế thuận lợi, không chỉ thu hút nguồn vốn mà còn là sự trở về của tri thức, kinh nghiệm và tinh thần sáng tạo từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong cải thiện môi trường đầu tư, nhưng cần tăng cường tính minh bạch, đơn giản hóa thủ tục…
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc kiều hối tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua cho thấy sự tin tưởng của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài vào tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi trong nước, cùng với cơ chế, chính sách của Chính phủ, của NHNN Việt Nam về thu hút kiều hối. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào đầu tư vào các ngành nghề, dự án tại Việt Nam.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, để sử dụng hiệu quả nguồn lực kiều hối, cần hướng dòng kiều hối vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các kênh đầu tư tốt, thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cũng như phát triển các thị trường như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán... chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan quản lý cần tiếp tục tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính...
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhận định, từ nay đến cuối năm dự báo lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh. Do đó, một số giải pháp thu hút nguồn kiều hối cũng như sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối cần được quan tâm xem xét, triển khai thực hiện trong thời gian tới như tiếp tục thực hiện tốt cơ chế chính sách về ngoại hối, về thu hút kiều hối. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối...
Các tin khác

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự các phiên đối thoại với Hội đồng kinh doanh và CEO các tổ chức tài chính

Đã đến lúc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho hệ thống QTDND

Thêm ngân hàng điều chỉnh lãi suất tại một số kỳ hạn

TP. Hồ Chí Minh: Cho vay lĩnh vực bất động sản gần 1,1 triệu tỷ đồng

UOB sẽ tăng thêm 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho ngân hàng con tại Việt Nam

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Đoàn NHNN tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN, ASEAN+3 tại Kuala Lumpur

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Sáng 9/4: Tỷ giá trung tâm tăng 38 đồng

Agribank và hành trình hơn 3 thập kỷ với những thành tựu vượt bậc

Tiền gửi khách hàng tại các TCTD lập kỷ lục mới

Ngân hàng tăng cường bảo vệ “ví tiền” của khách hàng

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Tín dụng ngân hàng - đòn bẩy thúc đẩy phát triển doanh nghiệp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
