Xu hướng Hyperautomation - Đón đầu hoặc tụt lại phía sau
Tiến trình phát triển của Hyperautomation
Ý tưởng về Hyperautomation bắt đầu từ điểm yếu của tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). RPA là sự lựa chọn tuyệt vời cho những quy trình lặp đi lặp lại, đã được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, và sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Tuy nhiên, theo ước tính, đến 80% dữ liệu của các doanh nghiệp là phi cấu trúc (hóa đơn, email, hình ảnh...), do đó, các quy trình có thể tự động hóa tại doanh nghiệp sẽ bị hạn chế nếu chỉ sử dụng riêng lẻ RPA. RPA cũng không có khả năng thích ứng với sự thay đổi - chỉ một cập nhật nhỏ cũng có thể khiến kết quả trả về bị sai lệch.
Để khắc phục những hạn chế đó, các doanh nghiệp đã tìm đến phương pháp tối ưu quy trình (Process Optimization) giúp cải thiện quy trình trước khi ứng dụng RPA, đưa ra hướng đi, cấu trúc cụ thể để thực hiện tự động hóa. Phương pháp quản trị thay đổi trong tổ chức (Organizational Change Management) cũng được sử dụng kết hợp LLS nhằm hạn chế sự đứt gãy trong quá trình triển khai, tăng tỷ lệ ứng dụng và sự hài lòng của nhân viên.
Hyperautomation kết hợp nhiều giải pháp công nghệ trong một bộ công cụ số, hướng tới tự động hóa tối đa các quy trình doanh nghiệp. Nguồn: Gartner |
Tự động hóa thông minh (Intelligent Automation - IA) xuất hiện ở bước phát triển tiếp theo. IA kết hợp các công cụ AI và RPA để khi xử lý dữ liệu phi cấu trúc, từ đó mở rộng phạm vi ứng dụng của tự động hóa đến cả những nhiệm vụ chức năng đòi hỏi suy luận và ra quyết định.
Bước phát triển cao nhất của chặng đường tự động hóa là siêu tự động hóa (Hyperautomation). Công nghệ này sử dụng một bộ công cụ số với mục tiêu tự động hóa tối đa các quy trình trong doanh nghiệp, kể cả những quy trình phức tạp, tạo ra một quy trình tự động hóa đầu cuối tổng thể, hạn chế sự tham gia của con người, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng của Hyperautomation
Hyperautomation có thể được ứng dụng ở đa dạng các lĩnh vực, mở rộng phạm vị tự động hóa tới đa dạng các nghiệp vụ, phòng ban. Cụ thể, trong ngành tài chính - ngân hàng, RPA được kết hợp với công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR) trong quy trình xác minh danh tính khách hàng điện tử (eKYC), thuật toán học máy (Machine Learning - ML) trong nghiệp vụ chống rửa tiền (AML) và phát hiện gian lận.
Trong ngành y tế, các bệnh viện ngày nay đã và đang sử dụng những y tế kỹ thuật số, tương tác với người bệnh từ những khâu sàng lọc ban đầu. Những trợ lý ảo này sẽ đưa ra các câu hỏi để hướng dẫn người bệnh đi đến những phòng khám phù hợp. Đây là sự kết hợp giữa RPA và trí tuệ nhân tạo, cho phép robot tự đưa ra quyết định.
Ngành Công nghệ thông tin cũng đang tận dụng tối đa sức mạnh của RPA cùng trí tuệ nhân tạo trong củng cố hệ thống an ninh mạng. Một vài công ty công nghệ đang theo sát xu hướng này bao gồm CrowdStrike, Cylance và FireEye.
Xu hướng Hyperautomation tại Việt Nam: Bắt đầu nhỏ, kết quả lớn
Xu hướng xử lý dữ liệu thông minh (IDP - Intelligent Document Processing) là một trong những bước đi đầu tiên được đa số doanh nghiệp Việt lựa chọn khi bắt đầu với siêu tự động hóa. Hướng đi này phản ánh thực tế vấn đề mà phần đa các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải: khâu xử lý thủ tục, giấy tờ chiếm nhiều tài nguyên và trở thành gánh nặng của doanh nghiệp. Công nghệ IDP cho phép thu thập, trích xuất và xử lý dữ liệu từ nhiều định dạng tài liệu khác nhau, sử dụng các công nghệ AI như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Computer Vision, deep learning và học máy (ML) để phân loại, phân loại và trích xuất thông tin liên quan, đồng thời xác thực dữ liệu được trích xuất.
Câu chuyện thực tế tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam cho thấy, ngân hàng đã đưa vào sử dụng giải pháp UBot Invoice (thuộc hệ sinh thái giải pháp akaBot - FPT Software) - một trong những giải pháp được các doanh nghiệp tin tưởng để giải quyết vấn đề xử lý hóa đơn kém hiệu quả tại bộ phận back-office. Giải pháp UBot này có thể tự động giải quyết nhiều tác vụ thuộc quy trình xử lý hóa đơn, như: Tổng hợp và phân loại hoá đơn đầu vào từ các nguồn khác nhau theo thời gian thực; Đọc và bóc tách thông tin trên hoá đơn đầu vào; Truy cập Website của Tổng cục Thuế để tra cứu và kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn; Đối soát các thông tin chi tiết của hóa đơn, lưu trữ và xác nhận thông tin hóa đơn đã được đối soát, chứng thực, đồng bộ với hệ thống quản lý hoá đơn nội bộ của ngân hàng
Sau chỉ 1-2 tuần cài đặt và cấu hình, UBot Invoice đã nhanh chóng giúp ngân hàng này đạt mức hiệu quả ấn tượng khi xử lý lên tới trên 5.000 hóa đơn đầu vào/ngày, độ chính xác lên tới 99% và tiết kiệm 95% thời gian cho nhân viên. Không chỉ được ứng dụng tại phòng tài chính kế toán, UBot Invoice còn được ứng dụng cho phòng xử lý và quản lý nợ trong nghiệp vụ tra cứu hóa đơn khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng, nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
UBot Invoice là giải pháp tự động xử lý hóa đơn tối ưu cho doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn: akaBot |
Gartner dự đoán thị trường phần mềm công nghệ toàn cầu mở đường cho Hyperautomation sẽ đạt ngưỡng 600 tỷ USD vào năm 2022. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của xu hướng và tính cấp thiết của việc ứng dụng những giải pháp tự động hóa tại doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Việt Nam, Ubot Invoice chính là sự lựa chọn tối ưu để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng Hyperautomation và giải quyết thành công gánh nặng lớn trong vận hành. Để tìm hiểu thêm về giải pháp UBot Invoice và những xu hướng công nghệ mới, vui lòng truy cập https://ubot.vn/ubot-invoice/