Xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2024: Hướng tới kỷ lục mới
Tín dụng xuất nhập khẩu kỳ vọng tăng [Infographic] Xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 65,82 tỷ USD |
Chắc chắn vượt mốc 732 tỷ USD của năm 2022
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 15,4% và nhập khẩu tăng 17,3%. Như vậy, để vượt qua mức kỷ lục 732 tỷ USD đã đạt được trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong 3 tháng còn lại của năm 2024 cần đạt khoảng 153,53 tỷ USD (tương đương khoảng 51,17 tỷ USD mỗi tháng). Con số này đạt được hoàn toàn không khó, bởi 9 tháng qua, bình quân mỗi tháng đạt khoảng 64,27 tỷ USD và ngay cả khi có những diễn biến theo hướng tiêu cực thì xuất, nhập khẩu cũng khó xuống dưới mức 51 tỷ USD/tháng trong 3 tháng tới đây.
Xem xét ở một mức nào đó cao hơn tương đối, ví dụ cột mốc 800 tỷ USD, thì khả năng này vẫn khả thi. Bởi, kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV thường cao hơn hẳn các quý khác.
Đơn cử năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV chiếm 28,5% tổng kim ngạch cả năm (tăng 26,2% so với quý I, tăng 32,9% so với quý II và tăng 4,3% so với quý III). Tương tự năm 2021, quý IV chiếm 27,6% tổng kim ngạch (tăng lần lượt 19,8%, 12,9% và 11,3% so với quý I, quý II, quý III). Riêng năm 2022 do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, các tháng cuối năm hoạt động xuất, nhập khẩu bắt đầu bị ảnh hưởng, suy giảm so với cùng kỳ các năm trước nên kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV chỉ chiếm tỷ trọng 23,8%. Đến cuối năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu đã có dấu hiệu hồi phục, với tỷ trọng kim ngạch quý IV chiếm 27,3% tổng kim ngạch cả năm (tăng lần lượt 21,1%, 14%, 4,7% so với quý I, quý II, quý III trong năm).
Vấn đề quan tâm lúc này là liệu quy luật ấy có lặp lại năm nay? Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định hiện nay, luôn tồn tại 2 khả năng: Có thể và khó có thể. Về mặt tích cực và lạc quan, xu hướng lạm phát hạ nhiệt, lãi suất giảm ở các nền kinh tế đối tác thương mại lớn của Việt Nam báo hiệu sức cầu sẽ cải thiện nên có thể tác động tích cực hơn nữa đến xuất, nhập khẩu (đặc biệt là xuất khẩu). Song ở chiều ngược lại, những bất định mới cũng phát sinh hoặc có tín hiệu phát sinh theo chiều hướng khó khăn hơn, nhất là nguy cơ bùng phát chiến tranh ở khu vực Trung Đông và giá năng lượng trở lại xu hướng tăng mạnh hiện nay… Điều này cho thấy xuất, nhập khẩu năm 2024 dù chỉ còn chặng đường rất ngắn nhưng lại nhiều gập ghềnh hơn.
![]() |
Đồng bộ các giải pháp nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu |
Nỗ lực khẳng định chất lượng hàng hóa
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa sẽ giữ được mức tăng trưởng hai con số (khoảng hơn 10%) trong năm 2024.
Báo cáo đợt Tham vấn Điều IV 2024 với Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng cảnh báo những rủi ro theo hướng tiêu cực vẫn còn cao. Trong đó, xuất khẩu - một động lực tăng trưởng quan trọng, có thể sẽ yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng. Trong khi đó, các chuyên gia Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhấn mạnh, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam tiếp tục vững vàng hơn trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của xuất khẩu tăng trưởng rất tích cực. Tuy nhiên, các thị trường phương Tây chiếm tới gần một nửa xuất khẩu của Việt Nam và liệu nhu cầu từ các thị trường này đối với hàng hóa có tiếp tục cải thiện tới đây hay cần được theo dõi sát sao.
Quả thực về mặt xu hướng, cũng đã bắt đầu xuất hiện những lo ngại khi kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đã giảm 8% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu chỉ đạt 34,05 tỷ USD, dù vẫn tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước song đã giảm 9,9% so với tháng trước. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2024 (đạt 31,76 tỷ USD) cũng giảm 5,9% so với tháng trước, dù vẫn tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Việc kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 9 chỉ đạt 65,81 tỷ USD cũng cho thấy cột mốc 800 tỷ USD xuất, nhập khẩu năm nay khó đạt được hơn, song cũng chưa hoàn toàn hết cơ hội.
Theo bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục Thống kê, kết quả xuất, nhập khẩu 9 tháng năm 2024 là rất tích cực, phản ánh xu hướng cầu thế giới tăng và cho thấy nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương cùng sự quyết tâm của doanh nghiệp đã tận dụng các cơ hội thị trường, các hiệp định thương mại tự do, hay việc tăng cường việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế; đồng thời khẳng định chất lượng hàng hóa từ Việt Nam được thế giới tin dùng.
Để nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam thời gian tới, đại diện Tổng cục Thống kê đề xuất cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số nhóm giải pháp. Trong đó, cần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt chú trọng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm trên thị trường thế giới, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với đó, cần tiếp tục đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền rộng rãi về các ưu đãi tại các FTA, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước.
Các tin khác

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 10/4

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
