Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025
Theo Kết luận số 123/KL-TW và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025, Việt Nam đặt mục tiêu đạt quy mô GDP vượt 500 tỷ USD và GDP bình quân đầu người trên 5.000 USD trong năm nay. Khu vực công nghiệp - xây dựng dự kiến tăng 9,5%, dịch vụ tăng 8,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 3,9%. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng các địa phương trọng điểm được yêu cầu tăng trưởng GRDP từ 8-10%.
![]() |
![]() |
Tổng hợp kế hoạch và dự báo về tăng trưởng và lạm phát Việt Nam năm 2025. Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2025), Ngân hàng Thế giới (2024), Ngân hàng Phát triển Châu Á (2024) |
Thể chế - “chìa khóa” để tăng tốc
Tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Chính phủ đã thông qua nghị quyết tinh giản bộ máy xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Đây là bước đi mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và tiết kiệm chi tiêu công. Đồng thời, Nghị quyết 02/NQ-CP tiếp tục nhấn mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và thúc đẩy sáng tạo.
Theo GS.TS. Ngô Thắng Lợi (Đại học Kinh tế Quốc dân), khu vực tư nhân với hơn 900.000 doanh nghiệp và 5,2 triệu hộ kinh doanh, đóng góp tới 43% GDP và giải quyết việc làm cho 85% lực lượng lao động, vẫn chưa thực sự trở thành trụ cột trung tâm trong chiến lược tăng trưởng.
“Doanh nghiệp tư nhân đang bị bó buộc trong một chiếc áo thể chế chật chội. Nếu không tháo gỡ, chúng ta sẽ khó tận dụng được nguồn động lực tăng trưởng này”, ông nói.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với hàng loạt rào cản như thủ tục hành chính phức tạp, chi phí không chính thức và rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước dù chỉ chiếm 11,2% doanh thu vẫn nắm giữ tới 24,2% lợi nhuận và tiếp cận nguồn lực dễ dàng hơn nhiều.
Song hành tài khóa - tiền tệ
Chính phủ năm nay chủ trương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng cầu. Ngân sách năm 2025 có kế hoạch bội chi 3,8% GDP, cao hơn năm trước. Đầu tư công được đẩy mạnh với tổng vốn 857,5 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2024. Đồng thời, chính sách giảm 2% thuế VAT và 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tiếp tục được gia hạn.
"Muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư, mà muốn đầu tư thì phải có vốn để bảo đảm phát triển. Năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7% thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%. Năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09% thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú phân tích và cho biết, năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% và nếu tăng trưởng kinh tế đến 10% thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18 - 20%.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cảnh báo: “Chính sách tiền tệ hiện không còn nhiều dư địa do áp lực tỷ giá, lạm phát và chất lượng tín dụng. Việc phối hợp hài hòa giữa tài khóa và tiền tệ là yêu cầu cấp bách”.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích tín dụng xanh và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được đặt lên hàng đầu. Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường tài chính bền vững, hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán và mở rộng ứng dụng fintech.
Cơ hội và thách thức đan xen
Về đối ngoại, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 786,29 tỷ USD - tương đương 165% GDP. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa liên kết sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump tại Mỹ dự kiến áp thuế mạnh với hàng Trung Quốc và một số nền kinh tế châu Á, tạo cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng chuyển dịch sản xuất. Song điều này cũng đi kèm rủi ro gia tăng điều tra thương mại.
“Chúng ta có thể hưởng lợi nhưng phải cẩn trọng. Nếu không chuẩn bị kỹ về truy xuất nguồn gốc, pháp lý xuất xứ thì rất dễ trở thành nạn nhân trong cuộc chơi bảo hộ thương mại”, TS. Trần Toàn Thắng - chuyên gia CIEM lưu ý.
Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác như thị trường bất động sản và sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn lực vẫn đang tiềm ẩn khả năng gây bất ổn.
Để đạt tăng trưởng 8% và tạo tiền đề cho giai đoạn 2026 - 2030 với mục tiêu hai chữ số, chuyên gia khuyến nghị Chính phủ ưu tiên: - Tăng hiệu quả chi tiêu công, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. - Hoàn thiện thể chế cho doanh nghiệp tư nhân, giảm phân biệt đối xử với DNNN. - Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và khoa học công nghệ. - Cải thiện chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động. - Hạn chế sử dụng chính sách tiền tệ một cách quá mức, tránh rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính. |
Năm 2025 mở ra kỳ vọng lớn, nhưng cũng là thử thách chưa từng có. Cải cách thể chế không chỉ là điều kiện cần, mà còn là “chìa khóa sống còn” để Việt Nam vươn mình trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao trong tương lai gần.
Các tin khác

Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 21-26/4

Tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách để tăng vốn điều lệ cho NHHTX

Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động xuất nhập khẩu: Cần chiến lược chủ động

Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Tạo "cú hích" để hộ kinh doanh chịu lớn

Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả

Khẩn trương triển khai 2 dự án đường cao tốc
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ ngày 21 – 27/4/2025

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
