Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) – Phòng giao dịch quận Thanh Khê (Đà Nẵng) vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách xã hội 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm qua, NHCSXH quận Thanh Khê đã ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Với sức trẻ và khát vọng vươn lên, thanh niên Đắk Lắk tìm thấy "ngọn gió mới" từ những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk triển khai trong thời gian qua. Những bàn tay chai sạn, những giấc mơ từng bị phủ bụi nghèo khó, nay được nguồn tín dụng chính sách "tiếp lửa" đã bừng sáng với những rẫy cà phê xanh mướt, những đàn bò béo nục hay những nhà lưới trồng nấm đầy triển vọng.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị thiệt hại lớn về vốn liếng, tài sản, nhưng người dân đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ. Agribank đã và đang sát cánh cùng người nông dân vượt qua mất mát, khó khăn, quyết tâm làm lại từ đầu.
Theo NHCSXH chi nhánh Hoà Bình, sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, đã giải ngân trên 14.153 tỷ đồng với hơn 684,2 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động đã khẳng định để mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch hoạt động hiệu quả thì nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng.
Cần tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được nhiều kết quả tích cực. Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với từng thôn xóm, bản làng, từng ngày “thay da, đổi thịt” cuộc sống của người dân vùng Trung du.
Xuất khẩu các sản phẩm lâm, thuỷ sản cả năm 2024 của Việt Nam dự báo có thể đạt 61 tỷ USD, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 9 tháng năm 2024 tỷ lệ xuất siêu của ngành nông nghiệp đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 67% của cả nền kinh tế.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã đứng ra ký kết ủy thác với Agribank Chi nhánh huyện Đại Lộc (Agribank Đại Lộc) cho hội viên nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân là hội viên nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc thoát nghèo bền vững, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Đắk Lắk vừa tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý 3 và triển khai nhiệm vụ quý 4/2024.
Tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh gần đây, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, ngân hàng này đã đưa ra 6 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp và hộ nông dân. Đơn cử, Agribank đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỷ đồng dành cho khách hàng lĩnh vực xuất nhập khẩu, lãi suất chỉ từ 2,6%/năm.
Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh trên con đường phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước.
Ngày 9/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “Tam nông” phát triển nhanh và bền vững.
Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng trồng lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, KienlongBank bổ sung nguồn vốn vay với nhiều ưu đãi, trợ lực giúp khách hàng nhanh chóng bắt đầu mùa vụ mới bội thu.
Với việc phát huy hiệu quả của những “cánh tay nối dài”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở Quảng Ngãi trong những năm qua đã thu được những kết quả ấn tượng; đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.