Vốn cho nhà ở xã hội chưa mở
DN không “mặn mà” với nhà ở xã hội | |
Huyện Đông Anh sẽ có khu NOXH rộng hơn 44ha với quy mô hơn 12.000 người | |
Không tăng giá bán nhà ở xã hội |
Gửi tiết kiệm và vay vốn nhà ở xã hội
Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hết hạn giải ngân vào năm ngoái, Chính phủ đã có Nghị định 100 thay thế tiếp tục cho vay nhà ở với lãi suất ưu đãi. Nhưng đến nay Bộ Tài chính chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) thực hiện cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015 của Chính phủ và Quyết định 1013/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, đã có những đề xuất về điều kiện các hộ vay vốn phải gửi tiết kiệm tại NHCSXH tối thiểu 12 tháng mới được vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội. Theo Điều 13 Nghị định 100/2015 của Chính phủ lại quy định rằng: “hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ NHCSXH phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại NHCSXH hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”.
NH đang mong chờ Bộ Tài chính có hướng dẫn cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội |
Tại Văn bản số 2526/NHCS-TDSV của NHCSXH cũng quy định người vay vốn phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng, tức là gửi tiết kiệm sau khi vay vốn.
Theo NHCSXH, số tiền 12 tháng gửi tiết kiệm (tính từ thời điểm ký hợp đồng vay) đã được đơn vị kiến nghị Chính phủ áp dụng mức lãi suất bằng lãi suất vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội. Sau khi người dân vay vốn hết thời gian ân hạn trả nợ gốc thì NHCSXH sẽ “trích thu nợ gốc, thu lãi theo thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng vay vốn giữa người vay vốn và NHCSXH”.
Thống nhất điều kiện gửi tiết kiệm
Về mức gửi tiết kiệm, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất, Chính phủ nên quy định linh hoạt, cho phép người có nhu cầu mua nhà ở xã hội được chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm hàng tháng sau khi vay vốn hoặc nếu phải gửi tiết kiệm trước khi vay vốn thì cũng không cần phải gửi đủ 12 tháng trước khi ký hợp đồng vay với NHCSXH.
HoREA cho rằng, NHCSXH cần ấn định mức tiền gửi hàng tháng khoảng từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng/tháng/khách hàng, đồng thời thống nhất mức chung này cho mọi trường hợp vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội. Đề xuất này được đưa ra là vì nếu NHCSXH chỉ quy định chung rằng “mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn” sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong cách tính cho người mua nhà ở xã hội vừa có tiền gửi và tiền vay.
Ngoài ra, nếu quy định “mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng” thì nhiều hộ dân sẽ phải chịu gánh nặng vừa trả nợ tiền vay vừa phải gửi tiết kiệm.
Chẳng hạn, nếu vay 600 triệu đồng, lãi suất 5%/năm trong vòng 15 năm thì người dân sẽ phải trả lãi khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, trả nợ gốc 3,3 triệu đồng/tháng và số tiền phải gửi tiết kiệm hàng tháng sẽ phải đạt 5,8 triệu đồng. Vì được ân hạn trả nợ gốc trong vòng một năm đầu nên mỗi tháng người dân sẽ phải bỏ ra 5 triệu đồng để vừa trả lãi vừa gửi tiết kiệm. Nhưng từ năm thứ 2 trở đi tổng số tiền phải chi ra sẽ đạt mức 11,6 triệu đồng/tháng để vừa trả lãi vừa trả nợ gốc vừa gửi tiết kiệm. Mức này là cao so với thu nhập bình quân của các trường hợp khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Riêng về mức lãi suất cho vay, HoREA kiến nghị NHNN đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm (0,4%/tháng); lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Ngoài ra, về thời hạn cho vay trong từng thời kỳ và quy định ân hạn chưa phải trả nợ gốc cần được NHNN quy định để thực hiện thống nhất tại NHCSXH.