Agribank Kon Tum: Bệ đỡ cho nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Người bạn tin cậy của nhà nông
Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Agribank Kon Tum luôn quan tâm mở rộng tín dụng, đưa nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nhiều dịch vụ, tiện ích khác về với tất cả các thôn, buôn, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững. Với phương châm bám sát dân, hiểu dân, gần dân, Chi nhánh tích cực phối hợp với địa phương, đặc biệt là các tổ chức hội thực hiện tốt việc cho vay vốn đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo thời gian, nguồn vốn “Tam nông” phát huy hiệu quả đã tạo nền tảng vững chắc hình thành hàng nghìn mô hình kinh tế tiềm năng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đồng thời hỗ trợ tích cực cho chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo và đời sống kinh tế của người dân.
Theo chân đoàn công tác, chúng tôi tới hộ gia đình của ông Nguyễn Văn Thành - chủ trang trại Thành Thoa tại thôn Ngọc Thư, xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cũng là khách hàng gắn bó với Agribank từ năm 1998 đến nay. Bước xuống xe, chúng tôi ngỡ ngàng khi trước mặt là một ngôi nhà rất khang trang, bề thế tại vùng sâu, vùng xa nghèo khó như Đắk Xú. Vào đến nơi, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn khi trong nhà ông đầy ắp Giấy khen, bằng công nhận nông dân giỏi xuất sắc cấp huyện, cấp tỉnh. Gặp ông chủ trang trại Nguyễn Văn Thành, chúng tôi được biết hiện tại ông còn sở hữu hơn chục ha đất trồng cà phê, hồ tiêu, cau xuất khẩu; hàng trăm con heo nái, bò, cá... Quy trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi đều theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo sạch, an toàn.
![]() |
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phượng thăm vườn sầu riêng của ông Bùi Văn Quyển. |
Có được cơ ngơi trên, ông Thành khẳng định nếu không có Agribank chi nhánh Kon Tum hỗ trợ thì gia đình ông không thể có được như ngày hôm nay.
Nhớ lại cơ duyên đến với Agribank chi nhánh Kon Tum cách đây 25 năm, ông Thành cho biết khoản vay đầu tiên của ông vỏn vẹn có 10 triệu đồng để đào ao thả cả. Năm sau, ông tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng để trồng cà phê. Đến năm 2005, ông lại muốn chuyển hướng đầu tư thêm chăn nuôi, lại mạnh dạn vay thêm 400 triệu đồng để mua 40 con bò. Thấy đầu tư hiệu quả, ông lại mở rộng tiếp và sau 1 năm số đàn bò lên 150 con.
Chưa dừng lại ở đấy, để giúp kinh tế gia đình phát triển, có thêm thu nhập, đồng thời muốn làm tấm gương để bà con địa phương mạnh dạn phát triển kinh tế, ông Thành đã vay thêm 4 tỷ đồng để xây dựng trại heo theo quy trình sản xuất chăn nuôi khép kín. Theo tính toán của ông Thành, từ năm 2020 đến nay, trừ các loại chi phí mỗi năm thu nhập gia đình ông khoảng 1,8 - 2,2 tỷ đồng, là khoản thu nhập bao nhiêu hộ gia đình ở thành thị mơ ước. Có thêm thu nhập, gia đình ông Thành lại tích cực giúp đỡ nhiều bà con.
Điều mà ông trân trọng nhất đó chính là dù lúc thuận lợi hay khó khăn, Agribank chi nhánh Kon Tum luôn kề vai sát cánh cùng khách hàng. Ông Thành nhớ lại vào thời điểm năm 2006-2007 và giai đoạn 2011-2012, khi giá cà phê rớt mạnh, heo dịch bệnh... nhiều hộ dân như gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Với bản lĩnh của một người lính trinh sát tại chiến trường Campuchia năm nào, đặc biệt là với sự hỗ trợ kịp thời của Agribank chi nhánh Kon Tum khi khoanh nợ gốc, miễn giảm lãi, cho gia đình ông vay vốn mới giúp ông tiếp tục duy trì sản xuất, phục hồi trang trại.
“Ngân hàng đối với tôi rất tốt. Chúng tôi phải cảm ơn Ngân hàng Agribank nhiều lắm. Nhà cửa, xe cộ, thu nhập của gia đình tăng thêm từ trang trại, từ đồng vốn ngân hàng mà lên. Chính vì vậy, chúng tôi luôn xác định đồng vốn ngân hàng cho mình vay làm ra sản phẩm, đầu tư đúng dự án để có nguồn thu trả nợ. Gia đình tôi sẽ chỉ vay của Agribank thôi, chung thủy trước sau như một”, ông Thành bày tỏ và cho biết thêm, từ khoản vay 12-13 tỷ đồng, đến thời điểm này gia đình đã trả được 2/3 số tiền vay vốn.
Động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương
Cũng như ông Thành, người lính Bùi Văn Quyển sau khi xuất ngũ trở về quê nhà nhưng vẫn đau đáu về một vùng đất đai trù phú mà còn hoang sơ, nhiều tiềm năng để khai thác. Nghĩ là làm, sau thời gian ngắn về thăm quê hương, ông quyết định quay trở lại nơi đóng quân bắt đầu khởi nghiệp tại xã YaLy, huyện Sa Thầy từ năm 1990. Lúc đó, những người mạnh dạn đi kinh tế mới, nhất là quân nhân, lại càng được tạo điều kiện. Khởi nghiệp từ dăm ha, sau một thời gian ông Quyển trở thành người có diện tích trồng cao su lớn thứ hai tại huyện Sa Thầy.
Song, chưa bằng lòng với những gì đã có, nhất là khi giá loại cây từng được mệnh danh là “vàng trắng” ngày càng trở nên thất thường khiến ông cảm thấy cuộc sống gia đình bấp bênh và ước mơ làm giàu khó hiện thực hóa trên mảnh đất đầy tiềm năng này. Vốn là ham học hỏi, lại muốn đeo đuổi giấc mơ làm giàu, ông đã cùng một số người nông dân khác đi tham quan mô hình trồng trọt ở các tỉnh bạn như Đăk Lăk, Đăk Nông, Tiền Giang, Bến Tre, thấy rằng dù diện tích trồng cây ăn trái rất ít nhưng nhu nhập lại cao hơn rất nhiều lần so với trồng cây cao su. Sau nhiều chuyến tham quan và không ít đêm trăn trở, cuối cùng ông Quyển mạnh dạn quyết định chặt bỏ cao su, chuyển hướng sang cây sầu riêng.
![]() |
Những tài sản vô giá bên trong nhà ông Nguyễn Văn Thành - Chủ trang trại Thành Thoa. |
“Thời điểm quyết định chặt cây cao su để chuyển sang trồng sầu riêng, hai vợ chồng lúc đó cũng không đồng thuận đâu. Nhưng rồi, sau thời gian thuyết phục và đưa vợ đi thăm những trang trại sầu riêng tại Đắk Lắk và thấy giá trị kinh tế của cây sầu riêng cao hơn rất nhiều so với với cây cao su, vợ tôi cũng xuôi”, ông Bùi Văn Quyển nhớ lại.
Cũng nhờ thuận vợ, thuận chồng, nhờ sự đồng hành của Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy tạo mọi điều kiện cho gia đình ông được tiếp cận vốn vay kịp thời và lãi suất ưu đãi (đến thời điểm này, hộ ông Quyển đang có dư nợ vay gần 7 tỷ đồng với lãi suất tuỳ thời điểm từ 6,5-7,5%/năm), nguồn vốn này đã giúp cho quá trình chuyển đổi cây trồng bước đầu đạt được những thành công nhất định, giúp hộ gia đình ông trở thành một trong hai hộ trong tỉnh Kon Tum được cấp mã vùng trồng để có thể xuất khẩu cây ăn trái.
Đánh giá vai trò của Agribank trong phát triển kinh tế địa phương, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, cho biết thời gian qua, vốn đầu tư của Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy rất hiệu quả. Nếu không có vốn ngân hàng đầu tư thì người dân nơi đây không thể nào có đủ nguồn lực để mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng. Chẳng hạn, đầu tư 1 ha cây sầu riêng tốn khoảng 200 triệu đồng mà 5 năm sau mới thu hoạch được, kỹ thuật chăm sóc cây cũng đòi hòi cao hơn. Nhờ sự hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn kịp thời của Agribank, giúp cho đời sống bà con nơi đây ngày càng cải thiện năm sau cao hơn năm trước. Hiện, thu nhập bình quân của mỗi hộ dân là 36 triệu đồng/người/năm. Xã đang phấn đấu đến cuối năm nay đạt nông thôn mới, đạt thu nhập bình quân 42 triệu/người/năm. Thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân theo hướng nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể thấy trong nhiều năm qua, Agribank chi nhánh huyện Kon Tum là chỗ dựa tin cậy của nông dân, bệ đỡ cho những ý tưởng táo bạo của người nông dân dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu. Bà Hà Thị Thanh Hòa - Phó Giám đốc Agribank Kon Tum, cho biết: Để bà con nông dân dễ dàng tiếp cận vốn vay, ngân hàng chủ động ưu tiên về nguồn vốn, xây dựng quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng đơn giản tối đa hồ sơ thủ tục vay, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay và lãi suất cho vay. Agribank Kon Tum duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên 70% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh và hơn 85% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh. Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vừa qua, đơn vị đã rà soát, triển khai nghiêm túc các chính sách của NHNN, Agribank Trung ương, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng, qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho khách hàng.
Ghi nhận những nỗ lực của Agribank chi nhánh Kon Tum đã bám chắc địa bàn, luôn sát cánh hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu, bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc nhấn mạnh, xác định Tây Nguyên là địa bàn luôn thiếu vốn. Vì vậy, Agribank đã cân đối nguồn vốn đảm bảo vùng này không thiếu vốn. Trước đó, Agribank triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác đối với khu vực này như hỗ trợ tái canh cây cà phê, chuyển đổi cây hồ tiêu sang loại cây khác... Đến thời điểm này, Tây Nguyên đang bắt đầu có mô hình sản xuất những loại cây mới mang lại giá trị kinh tế cao là hướng đi tích cực, tin vui cho Tây Nguyên.
Đó không chỉ đơn thuần là những mô hình sản xuất thành công mà đằng sau là câu chuyện thu hút lao động, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ kinh tế, phát triển bền vững, hạn chế nạn đốt phá rừng, đất trống đồi trọc, du canh du cư... Chính vì vậy trong mọi thời điểm, Tây Nguyên cần vốn để phát triển mô hình kinh tế mới, Agribank luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn vốn với chính sách lãi suất phù hợp tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư “Tam nông” trên địa bàn tỉnh, là người bạn đồng hành thủy chung, tin cậy của người nông dân.
Các tin khác

Hà Nam: Cho vay theo Nghị quyết số 11, giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Hỗ trợ 3 tỷ đồng cho mỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu để hoàn thiện chế độ tiền lương mới

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
