Bàn giải pháp phát huy lợi thế, phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ
Đây là những thông tin được đưa ra trong Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới" do Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức hôm nay (12/8) tại Quảng Bình.
Tiểu vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Kề bên vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích 5,2 triệu ha; dân số gần 10 triệu người.
“Đây là vùng ý nghĩa chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh tiểu vùng là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước láng giềng và ngược lại, là cửa ngõ hành lang Đông Tây của tiểu vùng sông Mêkông, tiểu vùng Bắc Trung Bộ”, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh.
![]() |
Tại phiên đối thoại chính sách, lãnh đạo 5 tỉnh cho rằng liên kết vùng chưa được như mong muốn |
Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, một số chỉ tiêu chủ yếu kinh tế - xã hội của tiểu vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 là rất khả quan. GRDP (Giá so sánh 2010) của tiểu vùng Bắc Trung Bộ năm 2020 đạt trên 285 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt 7,58%.
Nhưng tiểu vùng Bắc Trung Bộ chưa đạt được các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra. Chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung Bộ còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Vẫn tồn tại tư duy “nhiệm kỳ” và “lợi ích cục bộ giữa các địa phương”.
Bên cạnh đó, chưa có một cơ chế xây dựng đồng thuận và thể hiện được lợi ích của các địa phương tham gia liên kết: Các địa phương trong vùng gặp khó khăn trong việc phối hợp và “chia sẻ” ngân sách địa phương cấp tỉnh, cơ chế phân chia lợi ích, các nguồn thu từ các chương trình, dự án liên kết vùng. Điều này cũng dẫn tới khó khăn trong việc xây dựng đồng thuận để thực hiện các vấn đề liên kết cụ thể.
Trong phát biểu tại tọa đàm, hầu hết đại diện lãnh đạo 5 tỉnh đều thừa nhận: các hoạt động liên kết vùng vẫn chưa hiệu quả và chưa được như mong muốn; thiếu cơ chế điều phối tiểu vùng và vùng hiệu quả với đủ thẩm quyền và nguồn lực; những hạn chế trong phát triển và liên kết tiểu vùng có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ quan vẫn là chủ yếu, có liên quan đến sự thống nhất trong nhận thức.
Thậm chí có những vấn đề được xem như “lực cản” và khó chạm đến đó là tư tưởng cục bộ địa phương, mạnh ai người nấy làm, không ai chịu liên kết với ai cũng đã được đại diện các địa phương thẳng thắn đưa ra, phân tích, mong muốn tìm ra hướng liên kết mới.
Việc liên kết vùng và kinh tế vùng Bắc Trung Bộ mới chỉ dừng lại ở Nghị quyết và chủ trương nên đi vào thực thi là tự phát, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả. Phải tạo sự liên kết thực chất của các tỉnh trong vùng.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng liên kết vùng, tiểu vùng như kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chuỗi đô thị ven biển. Xây dựng thể chế điều phối liên kết phát triển vùng, tiểu vùng đủ mạnh, có đủ thẩm quyền và nguồn lực. Liên kết về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin trong tiểu vùng và vùng…
“Các tỉnh cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật diện rộng theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là các dự án trọng điểm, nhất là giao thông tạo động lực phát triển các cực tăng trưởng, vùng đô thị, đô thị lớn, kết nối nông thôn – đô thị”, đại diện Bộ Xây dựng phát biểu.
Các ý kiến tại tọa đàm đã nhấn mạnh đến đóng góp của vốn con người trong tăng trưởng kinh tế toàn vùng.
Đại diện của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế phát biểu: “Thực tế cũng chỉ ra rằng, chính quyền địa phương các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ chưa có các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Trong khi đó, với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên khó khăn của khu vực, tình trạng chảy máu chất xám diễn ra phổ biến tại Bắc Trung Bộ. Nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng dịch chuyển đến các trung tâm đô thị lớn, ngành nghề phi nông nghiệp để tìm việc thay vì làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này”.
TS. Hoàng Hồng Hiệp (Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ) kiến nghị: Trung ương và các địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Chính quyền Trung ương cần định hướng gia tăng quy mô đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng cấp vùng, tập trung đầu tư vào những công trình có tác động “đột phá” mang tính phản ứng dây chuyền, lan tỏa đến hoạt động đầu tư toàn vùng, các công trình hạ tầng giao thông phải đảm bảo được tính liên thông, “nội liên” của thị trường vùng.
Các đại biểu đến từ Đại học Huế nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích trọng điểm vào các ngành nghề mà vùng có lợi thế so sánh, từ đó đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn FDI, các nguồn vốn tư nhân có chất lượng đầu tư vào những ngành kinh tế gắn với khai thác lợi thế so sánh đặc thù của vùng.
Điều này vừa góp phần nâng cao hơn nữa tác động của nguồn vốn FDI, các nguồn vốn dân doanh đối với tăng trưởng vùng, đồng thời đây cũng là điều kiện then chốt để giảm dần vai trò trực tiếp của khu vực nhà nước trong tạo ra tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm và có những giải pháp chiến lược đặc biệt nhằm tạo sự “đột phá” trong thu hút FDI vào phát triển kinh tế vùng.
“Ý kiến lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành, các chuyên gia và nhà khoa học thảo luận tại tọa đàm đã cung cấp thêm ý tưởng và luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết tiểu vùng, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng nói riêng và cả vùng nói chung trong bối cảnh mới”, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết.
Các tin khác

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản Việt

Nâng cao năng suất lao động để kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 26/9

Xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

Đà Nẵng dẫn đầu Việt Nam ICT Index 13 năm liên tiếp

Khánh Hòa: Xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/9

Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Việt Nam - Brazil phấn đấu thương mại song phương đạt 15 tỷ USD

UOB: Tiền đồng diễn biến sát với các đồng tiền ở châu Á

Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 18 - 22/9

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
