Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi)

15:22 | 15/01/2024 Chính sách
aa
Chiều nay (15/1), Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương và 210 điều, tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng: Luật Các TCTD là một luật khó, rất phức tạp và nhạy cảm
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo tiếp thu, giải trình trước Quốc hội.

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sẽ giúp gia tăng số lượng cổ đông

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại TCTD (Điều 63), có ý kiến đề nghị cân nhắc giữ nguyên như quy định hiện hành. Hiện nay, việc giữ lại quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần 5% đối với cá nhân là hợp lý, nhưng đối với tổ chức cần phải đánh giá thêm. Việc giảm tỷ lệ này có thể tạo nên sự xáo trộn không cần thiết và thậm chí gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sẽ giúp gia tăng số lượng cổ đông, gia tăng tính đại chúng cũng như đa dạng hóa cơ cấu cổ đông của các TCTD, phù hợp với định hướng Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để hạn chế việc chi phối, thâu tóm, bảo đảm tính đại chúng của TCTD.

Theo NHNN báo cáo, tính đến ngày 31/12/2022, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại dự thảo Luật tác động như sau: Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông là tổ chức từ 15% xuống 10% vốn điều lệ tại dự thảo Luật dẫn đến có tổng số 17 cổ đông là tổ chức tại 13 NHTMCP, 1 công ty tài chính có mức sở hữu cổ phần vượt 10%. Để tránh sự xáo trộn không cần thiết cũng như tác động tiêu cực như ý kiến của đại biểu Quốc hội, tại dự thảo Luật cũng đã quy định chuyển tiếp tại khoản 11, Điều 210. Theo đó quy định, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, cổ đông, cổ đông và người có liên quan vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 63 của Luật này được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Về giới hạn cấp tín dụng (Điều 136), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thể hiện tại khoản 1, Điều 136 như sau: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây: a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến trước ngày 1/1/2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng; 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; b) Từ ngày 1/1/2026 đến trước ngày 1/1/2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; c) Từ ngày 1/1/2027 đến trước ngày 1/1/2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; d) Từ ngày 1/1/2028 đến trước ngày 1/1/2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; đ) Từ ngày 1/1/2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc giữ nguyên quy định hiện hành về giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người liên quan lần lượt là 15% và 25% vốn tự có như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 để tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện cho việc phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng, việc xác định lộ trình như đề xuất là chưa đủ cơ sở, cần phải đánh giá lại. Đối với những dự án hoặc những doanh nghiệp tốt, có thể cho vay với tỷ lệ cao hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan, đề xuất của Chính phủ, dự thảo Luật đã thiết kế lộ trình giảm dần để tránh những tác động đột ngột tới nền kinh tế và bảo đảm được việc hạn chế tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng và người có liên quan. Lộ trình được thiết kế dựa trên đánh giá tác động và đề xuất của Chính phủ, được thể hiện tại khoản 1, Điều 136 của dự thảo Luật.

Xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD

Một số ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm các quy định về xử lý triệt để vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các TCTD trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý hoạt động của các TCTD, nhất là xử lý các TCTD yếu kém trong thời gian vừa qua. Có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát và quy định cụ thể hơn về các nội dung này, hướng đến mục tiêu xử lý được vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các TCTD trên cơ sở đánh giá tác động kỹ lưỡng và phải có quy định chuyển tiếp phù hợp để hạn chế hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường tiền tệ, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, cũng như là việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Có ý kiến cho rằng, 3 vấn đề chính hiện nay phải tiếp tục được nhìn nhận để xử lý một cách triệt để là: (1) sở hữu chéo; (2) chi phối và (3) thao túng đối với hệ thống tín dụng, hệ thống ngân hàng. Có ý kiến cho rằng, việc dùng các công cụ như giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần (Điều 63), giảm hạn mức cấp tín dụng (Điều 136) và mở rộng đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ, không cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 42 và Điều 43) là đang “lấy hữu hình để trị vô hình”, hiệu quả không cao, không xử lý được vấn đề cốt lõi (2 ý kiến). Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm xác định được cá nhân, tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định đối với hoạt động của ngân hàng. Có ý kiến cho rằng, cốt lõi trong hạn chế sở hữu chéo là phải giám sát và theo dõi đối với chủ ngân hàng và các cổ đông, để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng cấp tín dụng, rút ruột ngân hàng như thực tế vừa diễn ra. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm, gắn trách nhiệm của NHNN, các cơ quan có liên quan, bảo đảm các quy định được chấp hành nghiêm túc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong quá trình rà soát vừa qua, các quy định tại dự thảo Luật tiếp tục được hoàn thiện để tăng cường minh bạch trong hoạt động của TCTD. Cụ thể là: (1) Bổ sung các quy định để bảo đảm hơn quyền tham gia quản trị, điều hành của cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số như quyền đề cử nhân sự để bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường; (2) Tăng cường hơn nữa minh bạch trong hoạt động, quản trị, điều hành của TCTD thông qua việc bổ sung trách nhiệm công bố, công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ của TCTD trở lên, người quản lý, người điều hành của TCTD; bổ sung yêu cầu khách hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin về người có liên quan khi đề nghị cấp tín dụng; sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập, thành viên Ban kiểm soát để nâng cao tính độc lập của đối tượng này, bổ sung tăng cường trách nhiệm của Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát, sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm, chức vụ theo hướng người quản lý, điều hành của TCTD không được đồng thời là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác, trừ một số trường hợp đặc thù; bổ sung nguyên tắc đối với các vấn đề quan trọng, thành viên Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho người khác tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị để quyết định các nội dung này, tránh trường hợp lợi dụng việc ủy quyền để vô hiệu hóa hoạt động của Hội đồng quản trị; bổ sung trường hợp TCTD, công ty con của TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của TCTD đó; (3) Các quy định theo dự thảo Luật do Chính phủ đề xuất nhằm hạn chế việc thao túng, chi phối quản trị, điều hành của cổ đông lớn, người có liên quan tại TCTD, ngăn ngừa tình trạng cho vay đối với doanh nghiệp “sân sau” của các TCTD hoặc cổ đông lớn của TCTD. Quy định tại dự thảo Luật cũng nhằm tăng cường minh bạch hiệu quả trong quản trị điều hành của TCTD.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để bảo đảm hiệu quả trong thực thi quy định pháp luật, bên cạnh những quy định cụ thể tại Luật, Chính phủ cần chỉ đạo tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, trong đó có sự tăng cường trao đổi, phối hợp quản lý giữa các bộ, ngành nhằm kịp thời phát hiện những hành vi cố tình “lách” các quy định về sở hữu cổ phần, về người có liên quan, hoặc xác định các quan hệ giữa cổ đông lớn của TCTD với các doanh nghiệp “sân sau”.

Bên cạnh đó, chỉ đạo hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống thông tin của cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp để minh bạch hóa thông tin về cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục hoàn thiện các quy định nhằm phòng ngừa rủi ro và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Có ý kiến đề nghị phải quy định hết sức cụ thể, kiểm soát được dòng tiền, nguồn tiền góp vốn thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục có giải pháp nhằm kiểm soát dòng tiền, nguồn tiền góp vốn để xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD, nhất là trong thực thi Luật này và các luật: Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp... và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có ý kiến đề nghị phải minh bạch thông tin và xác định nghĩa vụ công bố thông tin đối với tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của TCTD trên một mức cụ thể. Có quy định về chế tài xử lý, công bố công khai đối với những tổ chức vi phạm các quy định về minh bạch thông tin

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tại dự thảo Luật đã bổ sung quy định phải công bố thông tin đối với cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên.

Có ý kiến đề nghị cần quy định rõ, cụ thể những nội dung mà trong Luật có thể quy định được và hạn chế tối đa việc giao quyền lại cho NHNN cũng như Thống đốc NHNN quy định. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bảo đảm thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trần Hương
Comments

Các tin khác

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng trở thành nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu đề ra tại các Chương trình MTQG.
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số là giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số là giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Sáng 18/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) vừa có Công văn số 98/HHNH-PLNV về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Tại công văn này, Hiệp hội đồng tình với đề xuất của NHNN Việt Nam tại dự thảo hồ sơ đề và cho rằng việc luật hóa 3 chính sách quy định của Nghị quyết 42 là vô cùng cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu, góp phần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Cần thêm chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội

Cần thêm chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng chỉ là giải pháp hỗ trợ thêm, không phải chính sách quyết định để thực hiện. Cần thêm có những chính sách hỗ trợ về thuế đất, lãi suất, chỉ định nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục… để phát triển nhà ở xã hội.
NHNN chủ động cung ứng vốn rẻ cho ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

NHNN chủ động cung ứng vốn rẻ cho ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

Sau khi các NHTM liên tục giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của NHNN, bám sát diễn biến vĩ mô, NHNN đã quyết định chủ động cung ứng vốn rẻ tạo điều kiện cho các ngân hàng kéo giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Ngày 25/2/2025, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1328/NHNN-CSTT chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh được điều động, bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh được điều động, bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN

Sáng 25/2, tại Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và Quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh – Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm Phó Thống đốc NHNN kể từ ngày 1/3/2025.
Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng

Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025 yêu cầu chủ động triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.
Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của ngành Ngân hàng

Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của ngành Ngân hàng

Tại Quyết định số 173/QĐ-NHNN ngày 24/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Chương trình hành động của NHNN về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Xem thêm
canh bao toi pham gia danh nhan vien dien luc lua dao

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Mỗi ngày có rất nhiều cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực được các đối tượng lừa đảo gọi đến người dân với mục đích xâm nhập các dữ liệu trong điện thoại để trục lợi. Nội dung của các cuộc gọi thường là gọi điện thông báo khách hàng chưa nộp tiền điện hoặc thông báo phương thức thanh toán tiền điện đã thay đổi, yêu cầu khách hàng add Zalo và cài đặt phần mềm thanh toán tiền điện, rồi từ đó dẫn dắt vào các đường link lạ và chiếm đoạt số tài khoản ngân hàng.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 10 16032025

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 10 - 16/03/2025

Trong tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc NHTW Indonesia Perry Warjiyo đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác chung trong lĩnh vực ngân hàng giữa NHNN và NHTW Indonesia trong chuyến thăm và làm việc cấp Nhà nước của Tổng Bí Thư Tô Lâm với Cộng hòa Indonesia; Cũng trong chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Tổng Giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore Chia Der Jiun đã trao đổi Bản ghi nhớ nâng cấp về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính, nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác về kết nối thanh toán và hỗ trợ phát triển FinTech;…
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 242 232025

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 24/2-2/3/2025

Trong tuần qua, NHNN tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và Quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Ngân hàng Nhà nước; Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng bộ NHNN điều hành Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tại trụ sở NHNN…
duy tri mat bang lai suat on dinh ho tro doanh nghiep thuc day tang truong kinh te

Duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 25/2/2025, Ngân hàng Nhà nước tổ chức cuộc họp trực tuyến về thực hiện các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà chủ trì cuộc họp.
thu tuong chinh phu pham minh chinh tham chuc mung nam moi va giao nhiem vu cho nganh ngan hang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng năm mới và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

Sáng 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc mừng năm mới; giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành Ngân hàng.
khat vong vuon len cua nguoi ngheo o mien di san

Khát vọng vươn lên của người nghèo ở miền di sản

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều người thương mến thường chúc nhau "giàu có và sung túc". Giàu ở đây không chỉ có nhiều tiền bạc mà còn có cả ý chí, niềm tin và khát vọng vươn lên trong một năm mới. Ở Ninh Bình, người dân tin rằng, ý chí, niềm tin và khát vọng vươn lên của người nghèo, đối tượng chính sách luôn thường trực hàng ngày, hàng giờ nhưng điều họ cần là nguồn vốn được tin tưởng giao cho để thực hiện nó.
nguoi dan xep hang mua vang ngay via than tai

Người dân xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài

Sáng 7/2/2025 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng) - ngày vía Thần tài, không khí tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội vẫn rất sôi động dù giá vàng đang ở mức khá cao.
thong doc ngan hang nha nuoc nguyen thi hong tang qua tet tai huyen son dong tinh bac giang

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tặng quà Tết tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Ngày 18/1/2025, đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho người có công, công nhân lao động, hộ nghèo tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
soi dong hoi thi goi banh chung va bay mam qua ngay tet

Sôi động Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết

Hòa chung không khí háo hức, vui tươi chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương tổ chức Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết trong 2 ngày 17 và 18/1/2025 nhằm góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc trong đoàn viên, người lao động.
thong doc nhnn nguyen thi hong phat bieu tai hoi nghi cua chinh phu va chinh quyen dia phuong

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ và Chính quyền địa phương

Ngày 8/1/2025, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tham luận tại Hội nghị.
ky nguyen moi van hoi moi dac sac so bao tet 2025

“Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”: Đặc sắc số báo Tết 2025

Nhân dịp Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, Thời báo Ngân hàng hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt với chủ đề “Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”.
Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

Các dòng xe Evo Lite Neo và Motio đang là lựa chọn số 1 của Gen Z nhờ thiết kế thời thượng, dễ điều khiển, không cần bằng lái, an toàn và chi phí sử dụng chỉ vài chục nghìn đồng/tháng.
T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.
Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema - thương hiệu rạp chiếu phim đến từ Nhật Bản, mang đến trải nghiệm điện ảnh đẳng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế cho cư dân và du khách khi tới Vinhomes Royal Island.
Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Hà Nội, ngày 10/3/2025, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã CK: VHM) chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng. Với quy mô 133,4ha, mật độ xây dựng 26,7% và 99 tiện ích đẳng cấp - dự án sẽ thiết lập chuẩn mực sống mới, thời thượng và vượt trội cho khu vực Tây thành phố, khẳng định vị thế tiên phong của Vinhomes trong việc kiến tạo những đô thị kiểu mẫu, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô.
BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

BIDV vừa thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.
Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Nguy cơ Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ đang trở thành mối lo ngại thực tế, nhất là khi chính quyền Tổng thống Donald Trump có xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại. Điều này có thể tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ như dệt may, giày dép, đồ gỗ và linh kiện điện tử.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa ra mắt phiên bản mới của Ngân hàng số NCB iziBankbiz, đổi mới hoàn toàn về giao diện, tính năng và thời gian xử lý tác vụ, hứa hẹn là công cụ quản lý tài chính ưu việt cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Phiên bản di động