Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết
Không nên tạo ra khoảng trống pháp lý xử lý nợ xấu Hài hòa lợi ích các bên trong xử lý nợ xấu Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD |
Cần làm rõ các quy định liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm
Nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14, NHNN đã đề xuất 3 chính sách sửa đổi Luật Các TCTD, gồm: Luật hóa quy định về quyền thu giữ TSBĐ; Luật hóa quy định về kê biên TSBĐ của bên phải thi hành án; Luật hóa quy định về hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả TSBĐ là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
![]() |
Trên cơ sở ý kiến của các Tổ chức hội viên, HHNH có một số ý kiến góp ý đối với 2/3 chính sách này. Cụ thể, Chính sách 1: Luật hóa quy định về quyền thu giữ TSBĐ. Dự thảo hồ sơ bổ sung Điều 198a vào sau Điều 198 Luật Các TCTD theo hướng cho phép TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ được quyền thu giữ TSBĐ.
Với nội dung này, HHNH có một số góp ý về điều kiện thu giữ TSBĐ như sau:
Về điều kiện “(2) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu”: Thực tế các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước đây phần lớn không quy định nội dung này do pháp luật không quy định. Do vậy, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBĐ theo quy định trên, các TCTD phải đàm phán với bên vay điều chỉnh lại hợp đồng, nhưng nhiều khách hàng thường không hợp tác (không ký). Do đó, để tạo điều kiện cho các TCTD, HHNH đề xuất điều chỉnh điều kiện trên như sau: “(2) Tại hợp đồng bảo đảm và/hoặc thỏa thuận khác có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ TSBĐ”.
Về điều kiện “(4) TSBĐ không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật”. HHNH cho rằng, quy định trên có thể dẫn đến khách hàng lợi dụng phối hợp với bên thứ ba tạo ra tranh chấp nhằm cản trở, trì hoãn việc thu giữ TSBĐ. Thực tế thời gian qua đã xảy ra trường hợp trên, gây khó khăn cho các TCTD trong việc thu giữ, xử lý TSBĐ. Do vậy, để giảm vướng mắc cho các TCTD, Hiệp hội đề xuất quy định: “(4) TSBĐ không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật”.
Chính sách 3: Luật hóa quy định về hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả TSBĐ là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
HHNH đề xuất xem xét bổ sung thêm vào Điều 198c nội dung như sau: “Đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay do TCTD, chi nhánh NHNN tài trợ thì cơ quan tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu theo đề nghị của TCTD, chi nhánh NHNN, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, bên mua nợ từ TCTD/chi nhánh NHNN”.
Lý giải cho đề xuất này, HHNH cho biết, do các TSBĐ này đều được khách hàng mua dựa trên nguồn vốn vay của các TCTD hoặc được khách hàng sử dụng để làm TSBĐ cho các nghĩa vụ tài chính khác của khách hàng đối với TCTD. Do đó, về bản chất, nguồn gốc hình thành nên các tài sản này đã rất rõ ràng, không liên quan tới việc phạm tội mà có, do đó, sẽ không cần việc xác định chứng cứ và đánh giá việc ảnh hưởng tới tính chất của vụ án. Nếu quy định chung là hoàn trả các tài sản này cho các TCTD sau khi “xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án” dẫn đến kéo dài quá trình thu hồi nợ ngay, đặc biệt là các TSBĐ như phương tiện vận tải (có nguy cơ bị hao mòn, hỏng hóc do quá trình tố tụng kéo dài, dẫn tới giảm giá trị TSBĐ).
Nhiều vướng mắc lớn cần sớm luật hóa
Bên cạnh những góp ý vào 2/3 chính sách quan trọng nêu trên, HHNH cũng đề nghị bổ sung một số nội dung vướng mắc lớn cần được Luật hoá tại dự thảo hồ sơ. Cụ thể:
Một là, thủ tục rút gọn, HHNH đề xuất xem xét bổ sung thêm Điều 198d vào dự thảo hồ sơ quy định về việc Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn. Trong đó, Toà án công nhận cho thi hành án ngay thoả thuận của các bên trong biện pháp bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, biện pháp bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; Mở rộng phạm vi quan hệ pháp luật (tranh chấp) được áp dụng thủ tục rút gọn bao gồm cả tranh chấp về hợp đồng cấp tín dụng, để góp phần giúp các cấp Tòa án nhanh chóng giải quyết các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là các vụ án mà trong đó khoản vay không còn/không có TSBĐ/TSBĐ là nhà ở thuộc Dự án mà việc thẩm định không phức tạp;
Hai là, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản trong trường hợp TCTD xử lý TSBĐ, HHNH cho biết, tại Khoản 3 Điều 200 Luật Các TCTD 2024 quy định TCTD được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là TSBĐ để thu hồi nợ theo quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên hiện Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chỉ quy định thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản trong trường hợp chủ đầu tư dự án chủ động chuyển nhượng (Điều 42). Do đó, HHNH đ xuất xem xét luật hóa quy định về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản tại Nghị quyết 42.
Đồng thời, HHNH cũng đề xuất bổ sung thêm vào Điều 200 Luật Các TCTD 2024 nội dung trách nhiệm của các bộ có liên quan về việc hướng dẫn quy định về thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng TSBĐ của khoản nợ xấu. Bởi lẽ, hiện nay, đối với TSBĐ do ngân hàng thu giữ hoặc nhận bàn giao thì ngân hàng là người có tài sản nhưng việc sang tên, chuyển nhượng cho người mua chưa được hướng dẫn chi tiết cụ thể theo từng loại TSBĐ.
Ba là, quy định nắm giữ bất động sản, HHNH đề xuất sửa đổi Khoản 3 Điều 139 Luật Các TCTD 2024 theo hướng bổ sung làm rõ quy định “Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ” bao gồm một trong các trường hợp sau: TCTD được nhận TSBĐ để trừ vào số tiền được thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; TCTD được nhận tài sản trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ tài sản và TCTD về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ theo quy định của Bộ Luật Dân sự...
Đối với việc nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ, HHNH đề xuất, TCTD được phép có quyền sở hữu bất động sản, không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký, sang tên ghi nhận trên giấy tờ sở hữu mà văn bản giấy tờ chứng minh quyền sở hữu là Quyết định của thi hành án về giao tài sản và/hoặc văn bản thỏa thuận nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ.
TCTD được trực tiếp tự mình thực hiện (không bắt buộc phải thực hiện qua cơ quan đấu giá) bán, chuyển nhượng các tài sản này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn đang ghi nhận Bên thế chấp là chủ sở hữu.
HHNH đề xuất các quy định trên áp dụng đối với cả các bất động sản mà TCTD đang nắm giữ theo các trường hợp trên trước thời điểm Luật sửa đổi Luật TCTD này có hiệu lực thi hành.
Các tin khác

Thừa nhận tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích

Hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon sẽ góp phần thúc đẩy vốn ra nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo an toàn thanh toán và hoạt động ngân hàng trong suốt dịp lễ Thống nhất đất nước

Bộ Tài chính đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ học viên ngành STEM

Sửa quy định về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức

Agribank tiếp sức doanh nghiệp bứt phá kinh doanh bằng loạt ưu đãi hấp dẫn

Agribank bơm 50.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi hỗ trợ hộ kinh doanh vượt khó, mở rộng sản xuất

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Đề xuất quy định mới liên quan kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Không để xuất hiện tình trạng trục lợi, đầu cơ trên thị trường vàng

NHNN triển khai các giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

TS.Cấn Văn Lực: Không luật hoá quy định về xử lý nợ xấu sẽ gây ách tắc vốn cho nền kinh tế

Cần sớm sửa luật để gỡ nút thắt xử lý nợ xấu

Ngành Ngân hàng quyết liệt cơ cấu lại hệ thống, kiểm soát chặt nợ xấu

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ ngày 21 – 27/4/2025

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính
