Bảo vệ người tiêu dùng: Vẫn còn nhiều việc phải làm
![]() | Cần đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu |
![]() | Đừng để người tiêu dùng quay lưng |
![]() | Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mùa dịch bệnh |
![]() |
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng phát biểu khai mạc hội nghị. |
Đưa Chỉ thị 30-CT/TW vào đời sống
Thời gian qua, công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, từng bước đưa pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chân chính.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, để thực hiện Chỉ thị số 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa các hoạt động như xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền giáo dục và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.
Đáng chú ý, Bộ cũng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng, không để lưu thông trên thị trường hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn, hội nhập quốc tế trong bảo vệ người tiêu dùng…
Doanh nghiệp đã chủ động hơn
Chia sẻ tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp với cam kết mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm của mình, hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đơn cử tại Tập đoàn TH, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn cho biết, TH cam kết bảo đảm thông tin minh bạch, đầy đủ và chinh xác về sản phẩm đối với người tiêu dùng góp phần đảm bảo quyền được thông tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, Tập đoàn TH đã đề xuất lên các bộ, ngành đề nghị ghi rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp, an toàn nhất.
Bên cạnh đó, đường dây nóng hoạt động 24/24 của TH không chỉ cung cấp các thông tin tư vấn về dinh dưỡng, cách thức sử dụng sản phẩm mà còn kịp thời ghi nhận và giải quyết các thắc mắc, phản ánh của người tiêu dùng.
Hay tại Tổng công ty May 10, ông Hoàng Thế Nhu, Giám đốc điều hành cho biết doanh nghiệp thường xuyên triển khai các chương trình, hoạt động nhằm hưởng ứng và tri ân khách hàng vào các dịp lễ, các ngày đặc biệt trong năm và trong tháng, đặc biệt là các chương trình hưởng ứng hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào tháng 3 hàng năm với nhiều chương trình, sự kiện hấp dẫn.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những sản phẩm dệt may tốt nhất, Tổng công ty May 10 đang từng bước phát triển hệ thống phân phối của mình trên toàn quốc với quan điểm: “Tất cả các điểm bán hàng của May 10 là một điển hình thu nhỏ, có dấu hiệu nhận biết thương hiệu riêng, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng nhận biết được thương hiệu một cách dễ dàng” và “Phát triển thương hiệu gắn liền với bảo vệ thương hiệu cũng chính là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng” do vậy việc quản lý và phát triển kênh phân phối cũng chính là nhiệm vụ cũng như mục tiêu phát triển của thương hiệu May 10”.
Đồng thời, đầu tư nhân lực, công nghệ vào công tác thiết kế để nâng cao chất lượng của sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo hệ thống phân phối được quy chuẩn theo thể thống nhất trên toàn quốc. Triển khai các website bán hàng trực tuyến, thực hiện kiểm soát chất lượng ở từng công đoạn, từng khâu của quá trình sản xuất, áp dụng sử dụng mã số vạch trên từng sản phẩm, tem chống hàng giả, sợi chống hàng giả… qua đó giúp khách hàng phân biệt rõ hơn về sản phẩm của May 10.
Chỉ số trao quyền người tiêu dùng vẫn cần cải thiện hơn
Mặc dù nhiều giải pháp đã được triển khai đạt nhiều hiệu quả tích cực nhưng theo đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng tại Việt Nam được đang nằm ở mức trung bình.
![]() |
Ông Daniel Hermann, đại diện dự án bảo vệ người tiêu dùng khu vực ASEAN của GIZ phát biểu tại hội nghị |
Chia sẻ tại hội nghị, ông Daniel Hermann, đại diện dự án bảo vệ người tiêu dùng khu vực ASEAN của GIZ cho biết: "Bảo vệ người tiêu dùng nên đóng vai trò trung tâm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, ưu tiên quan tâm nguồn lực trong bảo vệ người tiêu dùng. Bởi vì, chỉ số quốc gia của Việt Nam với trao quyền người tiêu dùng là gần với chỉ số trung bình toàn ASEAN, tức vẫn chỉ ở mức trung bình thấp".
Bà Phạm Quế Anh - chuyên gia GIZ - cho biết theo quy định về Chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng trong ASEAN, một quốc gia đạt 104-130 điểm thì người tiêu dùng ở nước đó có thể được coi là mức độ trao quyền cao; một quốc gia đạt 78 - 103 điểm thì đó là mức độ trao quyền trung bình và nếu đạt dưới 78 điểm là mức độ trao quyền thấp.
Trong khi đó, tại Việt Nam, mức độ trao quyền đang ở mức 82,96 là mức trung bình trong khu vực, nên đòi hỏi sự đầu tư, quan tâm của Chính phủ và sự đồng lòng của xã hội trong bảo vệ người tiêu dùng.
Để cải thiện hơn nữa chỉ số này, ông Daniel Hermann cho rằng, cần sự nỗ lực nhiều đơn vị liên quan, đặc biệt là trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Trong đó bao gồm việc tôn trọng nghĩa vụ chất lượng giao hàng, tôn trọng các điều khoản không áp đặt, xây dựng cơ chế dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả để người tiêu dùng phản ánh khiếu nại, được bồi hoàn tài chính hoặc có trách nhiệm với người tiêu dùng nếu gặp phải sản phẩm kém chất lượng.
Các tin khác

Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Luật Dữ liệu sẽ tăng cường an ninh mạng, tạo động lực cho phát triển kinh tế số

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Ra mắt nhân tố mới của thị trường thông tin tín dụng

Thạch cao Thạch Anh: Giải pháp toàn diện cho công trình xanh, chất lượng cao

Doanh nghiệp dân tộc - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Cần 570 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng đến 2040

FCBV - Đột phá trong thông tin tín dụng Fintech

Khai trương Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
