Bộ Tài chính: Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương hiệu quả, tránh thất thoát
Cải cách lương cơ sở trước, sau đó sẽ có lộ trình cải cách tiền lương Thủ tướng trả lời chất vấn về cải cách tiền lương; giải pháp khắc phục tình trạng CCVC nghỉ việc |
Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để phục vụ phiên họp thứ 26 của UBTVQH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến cuối năm 2021, nguồn cải cách tiền lương từ ngân sách Trung ương chưa sử dụng khoảng 54.517 tỷ đồng, trong đó số tiền ở các bộ, ngành gần 82 tỷ đồng; các địa phương cũng "dư tiền" dành cho cải cách tiền lương là 208.457 tỷ đồng.
![]() |
Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023) của Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương |
Như vậy, đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện. Với số tiền dư tới cuối 2022, Bộ Tài chính cho hay đang đốc thúc các đơn vị báo cáo, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Hiện việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.
Bộ Tài chính cho biết sẽ rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại thời điểm 31/12/2022.
“Bộ cũng sẽ đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí”, Bộ Tài chính thông tin.
Theo Bộ Tài chính, năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện mục tiêu của các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 về phát triển kinh tế, xã hội, tài chính, vay, trả nợ công và đầu tư công trung hạn.
Theo đó, mục tiêu cho công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2024-2026) là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm.
Công tác xây dựng dự toán ngân sách này cũng phải đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ và lộ trình tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm 2024-2026, trong đó đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Trên cơ sở đó, sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương. Bộ Tài chính sẽ báo cáo khi trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương.
Theo quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025, Trung ương yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, dành nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương toàn diện, gồm thang lương, bảng lương, hệ số và các khoản phụ cấp. Việc này nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả.
Trong khi đó, Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023) của Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ 6 (diễn ra tháng 10 tới đây).
Các tin khác

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website bán vé concert Westlife chiếm đoạt tài sản

Thừa Thiên - Huế: Khai mạc Không gian quảng bá sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Báo chí - cánh tay nối dài của truyền thông chính sách

Bổ nhiệm Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Nam

FPT đứng trong Top 3 nhóm vốn hóa lớn, được đánh giá cao

SHB mang Trung thu yêu thương đến với trẻ em tỉnh Thái Bình

Không gian văn hóa Việt Nam tại Nam Phi

Bộ Y tế đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A

Đà Nẵng: Đầu tư 180 tỷ đồng cho giám sát, điều khiển giao thông thông minh

Vô vàn thách thức chuyển dịch cơ cấu nguồn điện

Agribank Đắk Nông tài trợ 5 tỷ đồng xây dựng Trạm Y tế xã Đắk N’Drung

Khai mạc gian hàng Việt Nam tại hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

SHB hợp tác chiến lược với Đại học Thái Bình nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực

Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào truy tặng Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Biến sản phẩm OCOP thành tài nguyên du lịch nông thôn

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
