Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cân bằng 960

Phan Long
Phan Long  - 
Chỉ cần một vài lực bán mạnh trong ngắn hạn cũng có thể khiến bên đang nắm giữ cổ phiếu phải “ra hàng” sớm hơn dự kiến
aa

Như vậy, VN-Index đã có phiên tăng điểm đầu tiên trong tháng 12 khi đóng cửa tăng 12,47 đạt 965,9 điểm vào ngày 4/12. Từ đỉnh 1.030 điểm, VN-Index đã liên tục điều chỉnh giảm và chỉ tìm được sự cân bằng tại mốc 950 điểm.

Thực tế, đà giảm của thị trường có thể được kìm lại ngay từ phiên ngày 3/12 nếu MSN không giảm sàn, từ 69.000 đồng/CP xuống 64.200 đồng/CP trong phiên này. Sắc xanh đã lan tỏa tích cực trong phiên ngày 3/12. Tuy nhiên việc MSN giảm sàn đã khiến bên mua chần chừ và thiếu sự đồng thuận trên diện rộng, chẳng hạn, trong phiên này BID đã tăng nhẹ trở lại thì CTG, VCB lại vẫn giảm giá từ 1% trở lên; bên cạnh đó, các cổ phiếu có vốn hóa lớn khác như BVH, VNM vẫn giảm giá, MWG tăng nhẹ…

Tuy nhiên, khi tín hiệu thị trường được “cầm máu” đã trở nên rõ ràng hơn thì bên mua đã mạnh tay thực sự trong phiên ngày 4/12, sau một chút thử thách vào đầu giờ sáng, VN-Index bắt đầu duy trì sắc xanh và càng cuối phiên, bên mua càng mạnh tay hơn. Kết phiên ngày 4/12, VN-Index đã tăng 12,5 điểm lên mốc 965 điểm làm nức lòng nhiều người đã bắt đáy vài ngày trước.

Cân bằng 960
Chỉ cần một vài lực bán mạnh trong ngắn hạn cũng có thể khiến bên đang nắm giữ cổ phiếu phải “ra hàng” sớm hơn dự kiến

Vậy là sau hơn 1 tháng, VN-Index mới lại có 1 phiên tăng trên 10 điểm, được xem là phiên tăng mạnh để xua tan tâm lý bi quan và tạo ra sự hưng phấn cho các nhà đầu tư. Phiên gần nhất, VN-Index tăng hơn 10 điểm chính là phiên ngày 1/11, khi đó, từ mốc 999 điểm, VN-Index đã tăng gần 17 điểm để lên mốc 1.016 điểm. Còn lần này, sau khi chạm vùng hỗ trợ được xem là mạnh là 950 điểm, VN-Index đã bật trở lại với hơn 15 điểm để quay về 965 điểm.

Điểm quan trọng và khá tương đồng chính là việc VN-Index đã rất dứt khoát tại những ngưỡng chặn quan trọng. Điều đó cho thấy thị trường vẫn đang dao động trong một biên độ nhất định và dù rộng thì chỉ cần tới điểm thích hợp vẫn có thể tạo ra những sức bật vô cùng mạnh mẽ. Tính từ đỉnh 1.030 điểm xuống 950 điểm, tổng cộng VN-Index đã giảm 80 điểm, tương ứng gần 8%, trong khi đó nhiều cổ phiếu cũng đã giảm từ 10-20%, một tỷ lệ đủ để hấp dẫn dòng tiền tham gia bắt đáy trở lại.

Rất nhiều cổ phiếu cũng đã “tranh thủ” tăng trong phiên ngày 4/12, điển hình như MWG từ đáy ngắn hạn hơn 108.000 đồng/CP, đã tăng lên 112.000 đồng/CP, VCB cũng tăng từ 82.000 đồng lên 84.700 đồng/CP, HDB tăng trần từ 25.500 đồng/CP lên 27.300 đồng/CP… Lúc này, câu hỏi được đặt ra là đà tăng của thị trường sẽ kéo dài được bao lâu và liệu điểm cân bằng đã được thiết lập hay chưa? Nhìn lại lịch sử của thị trường tháng 12 trong 5 năm gần đây nhất sẽ thấy một mẫu số chung đó là trầm lắng và phân hóa rất mạnh.

Tháng 12, nhất là trong nửa đầu thị trường thường có nhiều phiên biến động đủ khiến cho những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm cũng thấy nản lòng và điều này hoàn toàn có khả năng lặp lại trong năm 2019 này. Hiện tại vẫn chưa có những thông tin đủ mạnh để có thể đẩy thị trường tăng đều, vì vậy mỗi cổ phiếu sẽ biến động dựa trên nội tại của mình.

Nhưng cũng chính vì sự lỏng lẻo này mà chỉ cần một vài lực bán mạnh trong ngắn hạn cũng có thể khiến bên đang nắm giữ cổ phiếu phải “ra hàng” sớm hơn dự kiến. Một chi tiết cũng đáng chú ý ở đây là thị trường trong 2 phiên ngày 3/12 và 4/12 có nhiều cổ phiếu đạt sắc xanh nhưng mức độ bứt phá của từng cổ phiếu lại chưa lớn. Nhóm ngân hàng, bất động sản, dầu khí vẫn chưa cho thấy khả năng có thể trở thành trụ đẩy cho thị trường. Trong khi đó, chỉ cần xuất hiện một hay một nhóm cổ phiếu bị bán mạnh hơn như MSN giảm sàn tại phiên ngày 3/12 là lập tức tác động đến đà tăng của nhiều cổ phiếu khác.

Như vậy trước mắt, VN-Index cần được kiểm chứng ở vùng 960 điểm, nghĩa là trong vòng 3 phiên tới, nếu chỉ số này vẫn có thể duy trì trên 960 điểm thì trong nửa đầu tháng 12, VN-Index sẽ biến động trong vùng 960-980 điểm. Trường hợp ngưỡng 960 điểm lại bị xuyên thủng thì đáy thực sự của thị trường sẽ nằm trong vùng 940-950 điểm, nhưng dù có về tại vùng này thì VN-Index vẫn sẽ biến động rất mạnh trong thời gian ngắn.

Phan Long

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.
Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).