Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nâng vai trò của các Quỹ đầu tư để thúc đẩy phát triển thị trường hiệu quả

Trần Hương
Trần Hương  - 
Quỹ mở mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, tuy nhiên hầu hết nhà đầu tư cá nhân Việt Nam chưa lựa chọn đầu tư vào loại hình quỹ này.
aa

Ông Lu Hui Hung, Tổng Giám đốc, Công ty CP Quản lý Quỹ Phú Hưng cho biết, trong năm 2023, các khó khăn của ngành quản lý quỹ dần dần được tháo gỡ, nhiều quỹ mở đã ghi nhận hiệu quả kinh doanh tăng trưởng cao hơn so với bình quân thị trường nhờ sự nhạy bén trong việc nắm bắt thời cơ tăng trưởng và khả năng quản trị rủi ro danh mục.

“Trong khi chỉ số VN-Index kết năm 2023 tăng trưởng ở mức 12%, thì một số quỹ mở đã ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn đáng kể so với chỉ số VN-Index; thậm chí, một số quỹ mở còn có mức tỷ suất sinh lời đạt trên 30%. Theo thông tin từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), số lượng các quỹ tham gia cũng như tần suất giao dịch trong năm 2023 đều ghi nhận tăng lên, đặc biệt là quỹ mở. Chúng rất lạc quan về sự phát triển trong tương lai của ngành Quản lý Quỹ tại Việt Nam”, Ông Lu Hui Hung cho hay.

Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà với Quỹ

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, CFA, Phó Tổng giám đốc, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết, trong năm qua, các quỹ có lợi nhuận cao hơn mức tăng trưởng của VN-Index. Trong tổng số 20 quỹ cổ phiếu mà VCBF thống kê chỉ có 3 quỹ có kết quả thấp hơn VN-Index.

Thực tế, quỹ mở mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, tuy nhiên hầu hết nhà đầu tư cá nhân Việt Nam chưa lựa chọn đầu tư vào loại hình quỹ này. Theo một thống kê của UBCKNN, tại ngày 31/3/2023, mới chỉ có hơn 212.600 nhà đầu tư quỹ mở, cùng với 35.581 nhà đầu tư tham gia quỹ ETF, chỉ chiếm 0,25% dân số Việt Nam đã đầu tư quỹ đại chúng tính đến thời điểm này.

Có nhiều lý do để giải thích cho việc này. Thứ nhất, tâm lý sợ lỗ do thị trường biến động. Tuy nhiên, việc đầu tư thông qua quỹ sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Một điểm ưu việt của chứng chỉ quỹ là Quỹ sẽ đầu tư vào một rổ nhiều cổ phiếu nên gần như không có trường hợp quỹ giảm 50 hay 70% như trường hợp nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư vào một cổ phiếu riêng lẻ.

Thứ hai là tâm lý muốn nhân tài khoản lên vài lần trong thời gian ngắn, hay mua đáy, bán đỉnh. Tuy nhiên, bài học rút ra trong suốt hơn 13 năm làm quản lý đầu tư của bà cho thấy những quyết định ảnh hưởng tệ nhất đến danh mục là khi muốn mua đáy bán đỉnh, và thực tế là chưa bao giờ làm được điều này, trong khi vì tâm lý mua đáy bán đỉnh mà có thể bỏ lỡ cơ hội nắm giữ các cổ phiếu tốt có khả năng tăng nhiều lần.

Thứ ba, ngành quản lý quỹ còn mới, kiến thức nhà đầu tư còn chưa nhiều, cảm giác thiếu tin tưởng khi đầu tư vào quỹ. Cuối cùng là hệ thống đại lý phân phối chưa phát triển, các ngân hàng chưa được phân phối chứng chỉ quỹ mà chỉ giới thiệu trong khi ngân hàng là kênh phân phối chính của loại hình này. Còn các công ty chứng khoán cũng bỏ ngỏ mảng phân phối chứng chỉ quỹ mà chỉ tập trung vào môi giới khuyến khích nhà đầu tư giao dịch.

Ông Lu Hui Hung, thì cho rằng có nhiều lý do. Có thể là do nhà đầu tư chưa cập nhật đầy đủ thông tin về ngành quỹ. Thứ hai là do tâm lý và hành vi. Có không ít nhà đầu tư cá nhân bị ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin không chính thức hoặc quảng cáo bị sai lệch. Họ có thể phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tư vấn và hướng dẫn tài chính đáng tin cậy. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, định kiến và sở thích khi đưa ra quyết định đầu tư. Thứ ba cũng có thể bắt nguồn từ phía các quỹ, nhiều quỹ có mục tiêu tập trung vào khách hàng có giá trị tài sản ròng cao, nên nhà đầu tư lẻ chưa tiếp cận được.

Theo số liệu của BCG, tổng tài sản của các công ty quản lý quỹ trên toàn cầu cuối năm 2023 đạt 98,3 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 98% GDP toàn cầu năm 2022. Còn theo số liệu của Hiệp hội các quỹ đầu tư quốc tế, quy mô quỹ mở và quỹ ETF toàn cầu đạt khoảng 63 nghìn tỷ USD với gần 138 nghìn quỹ, tương đương gần 63% GDP toàn cầu năm 2022.

Trong đó, Trung Quốc, nước có ngành quản lý quỹ chỉ mới bắt đầu từ năm 1998 và quỹ mở đầu tiên thành lập năm 2001 nhưng đã có quy mô quỹ mở và ETF đạt gần 3.400 tỷ USD vào quý 1/2023, tương đương gần 19% GDP năm 2022 với hơn 9.400 quỹ các loại. Còn Ấn Độ là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam, nhưng có chính sách mạnh mẽ thu hút nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào quỹ mở ghi nhận quy mô quỹ mở và ETF đạt gần 473 tỷ USD, tương đương gần 14% GDP năm 2022. Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, quy mô quỹ mở và ETF cuối quý 1/2023 đạt 30,3 nghìn tỷ USD, bằng 119% GDP năm 2022 với hơn 10.200 quỹ.

Tại Việt Nam, theo số liệu của UBCKNN, mặc dù đã có những bước phát triển đáng khích lệ, quy mô của các quỹ đầu tư chỉ là 72.600 tỷ đồng đến 31/3/2023, gần như không đáng kể chỉ chiếm 0,8% GDP. Các quỹ đầu tư chỉ chiếm 12% tổng tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ với tổng cộng 99 quỹ đầu tư, trong đó quỹ ETF chiếm tới 45% tổng tài sản, và trung bình nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 61% các quỹ ETF. Như vậy, điều này cho thấy ngành quản lý quỹ ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển và tiềm năng ở phía trước còn rất lớn.

Để thị trường phát triển, cần nâng vai trò của các quỹ

Để ngành quỹ có thể phát triển tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế, giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định, trở thành nguồn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp có chất lượng cao phát triển, cũng như là công cụ quan trọng trong xây dựng thịnh vượng tài chính cho cá nhân, bà Nguyễn Thị Hằng Nga cho rằng rất cần sự chung tay của tất cả các chủ thể tham gia chuỗi giá trị của ngành bao gồm Chính phủ, các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và đặc biệt là nhận thức của công chúng đầu tư.

Về phía Chính phủ, trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, Chính phủ đã có chiến lược phát triển nhà đầu tư tổ chức, trong đó chú trọng phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, theo bà có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể hơn, đồng thời có các quy định cởi mở hơn để phát triển ngành quỹ.

Tại Trung Quốc, năm 1998 công ty quản lý quỹ đầu tiên được thành lập nhưng chỉ đến năm 2002 Quỹ bảo hiểm xã hội của Trung Quốc đã được uỷ thác danh mục cho công ty quản lý quỹ đầu tư; hay là cho phép các ngân hàng thương mại được phân phối chứng chỉ quỹ. Việt Nam cũng nên sớm có các quy định tương tự.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể có các quy định phù hợp hơn để khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và quỹ đầu tư trái phiếu, hay tạo điều kiện để công ty quản lý quỹ có công cụ để tạo ra các giải pháp mới cho nhà đầu tư…

Theo ông Lu Hui Hung để thúc đẩy ngành quỹ, trước tiên phải giúp cho công chúng hiểu về sản phẩm này. Các sản phẩm quỹ sẽ không chỉ được đầu tư bởi các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh, mà còn được đầu tư bởi những người có mức thu nhập trung bình để họ có thể đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc sống.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 10/6 giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều, trong bối cảnh nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước loạt dữ liệu lạm phát quan trọng sẽ được công bố trong tuần này.
SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới đầu tư khi chuẩn bị “mở két” chi trả hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt và nhận được lực mua ròng mạnh mẽ từ khối ngoại. Những tín hiệu tích cực cả về hoạt động kinh doanh lẫn kỳ vọng dòng vốn ngoại đang tạo đà mới cho cổ phiếu SHB trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm các mã ngân hàng có định giá hấp dẫn.
VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

Tuần giao dịch từ 9-13/6 được dự báo sẽ là giai đoạn bản lề của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index kiểm định vùng hỗ trợ then chốt quanh mốc 1.320 điểm. Đây được xem là mốc kỹ thuật quan trọng, quyết định khả năng duy trì xu hướng tăng ngắn hạn hay bước vào một nhịp điều chỉnh sâu hơn.
Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần trước với sắc xanh trên diện rộng, sau khi báo cáo việc làm tháng Năm công bố vào thứ Sáu củng cố đà tăng hàng tuần của cả ba chỉ số chính. Cụ thể, Nasdaq Composite tăng hơn 2,3%, S&P 500 tăng khoảng 1,6%, còn Dow Jones Industrial Average tăng hơn 1%.
Chứng khoán hóa cộng đồng: Việt Nam vượt sớm mục tiêu 10 triệu tài khoản trước 2025

Chứng khoán hóa cộng đồng: Việt Nam vượt sớm mục tiêu 10 triệu tài khoản trước 2025

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa xác lập một dấu mốc lịch sử: số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã vượt mốc 10 triệu vào cuối tháng 5/2025, tương đương khoảng 10% dân số cả nước, sớm hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm 2025. Thành tựu này không chỉ phản ánh sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa đầu tư trong cộng đồng mà còn mở ra kỳ vọng mới về chất lượng dòng vốn và mức độ phát triển của thị trường trong giai đoạn tới.
Phố Wall tăng điểm nhờ dữ liệu việc làm khả quan, cổ phiếu Tesla hồi phục

Phố Wall tăng điểm nhờ dữ liệu việc làm khả quan, cổ phiếu Tesla hồi phục

Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch cuối tuần trong sắc xanh sau báo cáo việc làm tích cực hơn dự kiến, xoa dịu lo ngại về triển vọng kinh tế. Chỉ số S&P 500 lần đầu tiên vượt mốc 6.000 điểm kể từ ngày 21/2, dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.
VN-Index thủng mốc 1.330 điểm: Lực bán lan rộng, cổ phiếu đầu cơ lao dốc

VN-Index thủng mốc 1.330 điểm: Lực bán lan rộng, cổ phiếu đầu cơ lao dốc

Trong phiên giao dịch ngày 6/6/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một phiên lao dốc mạnh khi áp lực bán gia tăng đột ngột vào buổi chiều, khiến VN-Index rơi thẳng qua mốc 1.330 điểm. Mức giảm của chỉ số không phản ánh hết thiệt hại thực tế, khi nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giảm sâu, còn nhóm blue-chips trở thành lực cản chính kéo lùi thị trường.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, giá dầu tăng khi căng thẳng Trump - Musk lấn át đàm phán thương mại và dữ liệu kinh tế

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, giá dầu tăng khi căng thẳng Trump - Musk lấn át đàm phán thương mại và dữ liệu kinh tế

Chứng khoán Phố Wall đóng cửa giảm sâu trong phiên hôm qua (giờ Mỹ), trong khi giá dầu tăng trở lại, khi cuộc đối đầu công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lấn át tâm điểm thị trường là đàm phán thương mại Mỹ - Trung và loạt số liệu kinh tế kém tích cực.