Chứng khoán toàn cầu nhuốm mầu ảm đạm
Sáng ngày 7/4, các chỉ số chính tại châu Á đồng loạt cắm đầu giảm sâu. Thậm chí ở Đài Loan, cơ chế ngắt mạch buộc phải kích hoạt chỉ sau vài phút giao dịch.
Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi một số mã cổ phiếu trụ cột như TSMC và Foxconn - hai đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực công nghệ và sản xuất toàn cầu - giảm sát ngưỡng 10%.
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 có lúc mất gần 3.000 điểm, trước khi hồi phục nhẹ và chốt phiên với mức giảm 7,8% - mức thấp nhất trong phiên kể từ tháng 10/2023 |
Tại Nhật Bản - thị trường mở cửa sớm nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 có lúc mất gần 3.000 điểm, trước khi hồi phục nhẹ và chốt phiên với mức giảm 7,8%. Topix, chỉ số phản ánh toàn thị trường, cũng chung cảnh ngộ. Sự sụt giảm đồng loạt của toàn bộ cổ phiếu thuộc Nikkei 225 cho thấy quy mô và độ nghiêm trọng của làn sóng tháo chạy.
Cơ chế ngắt mạch thậm chí được kích hoạt đối với hợp đồng tương lai Nikkei 225 khi mức sụt giảm vượt 8%, tạm ngừng giao dịch trong 10 phút theo quy định. Đây là lần hiếm hoi thị trường Nhật Bản phải sử dụng biện pháp kỹ thuật này trong vài năm trở lại đây.
Tại Đài Loan, thị trường chỉ kịp hoạt động vài phút trước khi phải đóng cửa do chỉ số chính mất tới 9,7%. Động lực chính đến từ cú lao dốc của cổ phiếu TSMC (giảm 10%) và Foxconn (giảm 9,8%). Cả hai đều là biểu tượng của nền kinh tế Đài Loan, đồng thời là đối tác chiến lược của các “ông lớn” công nghệ Mỹ như Apple hay Nvidia.
Không dừng lại ở Đông Bắc Á, làn sóng bán tháo lan sang Hàn Quốc, Trung Quốc và cả khu vực Thái Bình Dương. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 5,6% trong phiên, đánh dấu chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. Thị trường Trung Quốc cũng không thoát khỏi tâm lý hoảng loạn, khi Shanghai Composite giảm 7,3%, trong khi Hang Seng Index (Hong Kong) mất tới 13,4% - mức giảm sốc nhất kể từ đầu năm đến nay.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm sốc 6% ngay khi mở cửa, trước khi thu hẹp đà rơi về 4,2% lúc đóng phiên. Tính từ đỉnh tháng 2, chỉ số này đã mất hơn 11%, chính thức rơi vào vùng điều chỉnh.
Nguyên nhân chính của đợt sụt giảm lần này đến từ chính sách thuế quan mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Với loạt biện pháp áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và nhiều đối tác thương mại chủ chốt. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang phản ứng gay gắt.
Đài Loan, một trong các đối tác lớn nhất của Mỹ, đã phải hứng chịu mức thuế đối ứng lên đến 32%. Trung Quốc cũng bị áp thêm 34% thuế, nâng tổng mức thuế bổ sung mà nền kinh tế số 2 thế giới phải gánh kể từ khi ông Trump nhậm chức lên 54%.
Phát biểu ngày 6/4, ông Trump nói “đôi khi cần uống thuốc để chữa bệnh”, hàm ý rằng việc thị trường giảm là điều không thể tránh khỏi để tái cân bằng thương mại.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick khẳng định chính quyền không có kế hoạch rút lại các mức thuế, bất chấp những phản ứng dữ dội từ thị trường tài chính.
Không chỉ châu Á, các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng chịu chung số phận. Chỉ số DAX của Đức tiếp tục giảm mạnh hơn 4% sau khi mất hơn 8% trong tuần trước - mức tồi tệ nhất kể từ mùa xuân năm 2022. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu mất 6%, CAC 40 của Pháp giảm 6,2%, còn FTSE 100 (Anh) cũng lùi 4,7%.
Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Futures giảm 2,8%, trong khi Nasdaq 100 Futures mất đến 4,6%. Tuần trước, Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều năm, mất hơn 8%, với hai phiên liên tiếp sụt trên 1.500 điểm - điều chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Giữa cơn bão tháo chạy, nhà đầu tư nhanh chóng đổ tiền vào các tài sản an toàn. Đồng yen Nhật tăng hơn 1% so với USD trong đầu phiên giao dịch ngày 7/4, còn franc Thụy Sĩ cũng tăng 0,6%. Trên thị trường vàng, giá có lúc rơi khỏi mốc 3.000 USD/oz nhưng nhanh chóng bật lại lên 3.041 USD vào cuối phiên sáng.
Đợt giảm sâu của thị trường chứng khoán ngày 7/4 là minh chứng rõ ràng cho tác động toàn cầu của các quyết sách đơn phương. Trong bối cảnh địa chính trị và thương mại ngày càng bất ổn, các cú sốc thuế quan có thể làm tan rã hàng tỷ USD tài sản chỉ sau một đêm.
Với nhà đầu tư, bài học hôm nay là sự tỉnh táo trước mọi cơn sóng chính sách và luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Các tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Tím lịm vì... không ai bán

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
