Cổ phiếu “vua” ở vùng giá hấp dẫn
Nhiều mã về vùng đáy hai năm
Do các ảnh hưởng từ kinh tế thế giới như căng thẳng Nga-Ukraine, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, cho đến diễn biến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong nước bị khởi tố, thị trường chứng khoán đã suy giảm mạnh. Chốt phiên ngày 28/10, VN-Index đạt 1.027,36 điểm, giảm 33,7% so với thời điểm đầu năm và là chỉ số chứng khoán giảm mạnh top 4 trên thế giới.
Với diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu nhà băng (hay còn được mệnh danh là cổ phiếu vua) đồng loạt suy giảm trong năm nay. Tính theo giá chốt phiên 27/10, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm sâu, như TCB (-55,11%), VCB (-9,24%), BID (-9,36%), CTG (-31,08%), VPB (-31,14%), VIB (-43,62%)…
Ngoài những ảnh hưởng nói chung của thị trường chứng khoán, sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu vua còn do nhiều yếu tố nội tại. Ông Michael Kokalari, CFA Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCaptal nhìn nhận những lo lắng đối với ngành Ngân hàng trong ngắn hạn đến từ biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn trong khi điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn. Điều này một phần là do các ngân hàng “thắt lưng buộc bụng” để chia sẻ với nền kinh tế.
Theo VnDirect ưu thế về chi phí vốn thấp từ năm 2020 của các nhà băng sẽ không còn duy trì từ nửa cuối năm 2022 trở đi vì các lý do như: chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng - huy động thu hẹp lại; Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm 2022, đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất.
CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng, lợi nhuận ngành Ngân hàng trong năm 2022 và 2023 sẽ khó duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn 2020 - 2021. Động lực tăng trưởng của nhóm bị suy giảm khi dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và NIM chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng.
Đáng chú ý, mảng kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng có thể gặp trở ngại khi mặt bằng lãi suất đang tăng và giá trị các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị thị trường. Hiện nay, lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm đã tăng lên 5,06%. Một số ngân hàng có lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán năm 2021 cao như BIDV, VietinBank, ACB... có thể gặp khó khăn để duy trì tăng trưởng lợi nhuận mảng này trong năm 2022.
Số liệu cập nhật của Agriseco cho thấy tổng nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) của các ngân hàng được niêm yết tăng. việc Thông tư 14/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã hết hạn vào cuối tháng 6/2022 sẽ phản ánh lên nợ xấu các ngân hàng thời gian tới, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, công ty chứng khoán này cũng lưu ý việc các nhà băng đã chủ động đẩy mạnh việc trích lập dự phòng lên mức cao kỷ lục cùng công tác quản trị rủi ro đang ngày càng được nâng cao trong hệ thống ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu không quá lo ngại.
Thị trường sẽ phân hóa
Bất chấp việc phải đối mặt nhiều thách thức, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá tích cực. Điều đầu tiên có thể thấy là với nhịp giảm sâu trong thời gian qua.
Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế Trưởng VinaCapital cho rằng định giá cổ phiếu ngân hàng hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023. Trong dài hạn, ông Kokalari đánh giá ngành Ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt. Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành Ngân hàng chưa đến giai đoạn bão hòa.
Đặc biệt, sức khỏe hệ thống ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều, với gần 20 NHTM, chiếm đa số trong hệ thống, đã được công nhận đạt chuẩn Basel II. Hiện chưa có lộ trình cụ thể cho các NHTM triển khai Basel III, tuy nhiên, đã có một số ngân hàng tiên phong trong việc triển khai bộ tiêu chuẩn để củng cố thêm chất lượng về vốn và đặc biệt là năng lực thanh khoản.
Tuy nhiên Agriseco nhấn mạnh cơ hội sẽ không trải đều cho tất cả cổ phiếu mà sẽ có sự phân hóa. Những ngân hàng được cấp room tín dụng cao hơn so với mức trung bình toàn ngành, tăng trưởng bền vững, bộ đệm an toàn vốn và chất lượng tài sản tốt sẽ có triển vọng khả quan hơn. Bên cạnh đó, kế hoạch tăng vốn cuối năm cũng sẽ là đà thúc đẩy hỗ trợ cho giá cổ phiếu ngân hàng.
Các tin khác

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

Chứng khoán toàn cầu lao dốc phiên thứ hai liên tiếp

Giá trị giao dịch bình quân trên HNX tăng 7,9% so với tháng trước

Họ VIC và Ngân hàng dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 10 điểm

Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

Nhóm Cao su đồng loạt chạm sàn, VN-Index giảm 10,6 điểm

Dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025

Dòng tiền mua suy yếu, VN-Index giảm thêm 6,35 điểm

Thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ tác động nhiều chiều đến Việt Nam

Thanh khoản sụt giảm, VN-Index giằng co trên ngưỡng 1.320 điểm
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo
Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc
3 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
