Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đà Nẵng quyết liệt giảm thiểu tác động do thiên tai

Công Thái
Công Thái  - 
Do biến đổi khí hậu, các loại hình thời tiết cực đoan thường xuyên diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước.TP. Đà Nẵng một trong những địa phương khu vực miền Trung đã chịu tác động không nhỏ. Đặc biệt, những trận mưa lớn bất thường xuất hiện ngày càng tăng, gây ngập nước nhiều nơi của thành phố. Để ứng phó với tình hình thời tiết cực đoan, gần đây, chính quyền TP. Đà Nẵng chủ động tìm kiếm giải pháp để phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với môi trường và đời sống người dân. Qua đó, thực hiện thành công các mục tiêu của đề án xây dựng thành phố môi trường mà Đà Nẵng đã đề ra.
aa

Tìm kiếm giải pháp thích ứng lâu dài

Trong lịch sử TP. Đà Nẵng từng trải qua trận mưa lên đến 700mm vào ngày 14/10/2022. Trận mưa được đánh giá là chưa từng diễn ra tại địa phương này, đã làm ngập sâu nhiều nơi, gây thiệt hại nghiêm trọng về hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất và tài sản của người dân địa phương.

Từ thực tế đó, Đà Nẵng nhận thấy rõ những bất cập về cao trình nền và hệ thống thoát nước trên địa bàn. Để chủ động ứng phó với tình hình trên, chính quyền TP. Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp trong quy hoạch phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đà Nẵng quyết liệt giảm thiểu tác động do thiên tai
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng (thứ 2 bên phải) kiểm tra công tác khơi thông dòng chảy tại hồ điều tiết Bàu Gia Thượng

Đơn cử, tháng 5/2024 vừa qua, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo khoa học nhằm đánh giá hiện trạng cao độ nền; khả năng thoát nước đô thị Đà Nẵng; xác định nguyên nhân, tình trạng ngập úng trên địa bàn... Từ đó, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước nước mặt đô thị TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại các diễn đàn, chính quyền TP. Đà Nẵng mong muốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến hiến kế của các nhà khoa học, nhà quản lý về định hướng giải pháp quy hoạch cao độ nền nước mặt đô thị TP. Đà Nẵng; tổng hợp, đề xuất các giải pháp để hoàn thành xây dựng đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bảo đảm tiến độ, làm cơ sở triển khai kịp thời các dự án trọng điểm, ưu tiên khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn.

Theo ông Phùng phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Đồ án thoát nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND, một số dự án đã và đang được triển khai thực hiện nhằm đáp ứng giải quyết thoát nước và tình trạng ngập úng trên địa bàn.

Đà Nẵng quyết liệt giảm thiểu tác động do thiên tai
Trong năm 2022, 2023, tần suất xuất hiện các trận mưa cực đoan có cường độ lớn ngày càng nhiều, hầu như vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có của TP. Đà Nẵng

Song vì nhiều lý do khách quan, một số nội dung trong quy hoạch vẫn chưa bắt kịp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của địa phương và hệ thống thoát nước mặt chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2022, 2023, tần suất xuất hiện các trận mưa cực đoan có cường độ lớn ngày càng nhiều, hầu như vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có. Các trận mưa lớn thường xảy ra tại thời điểm điều kiện thủy văn bất lợi, mực nước triều cao nên đã xảy ra tình trạng ngập úng trên diện rộng trên địa bàn.

Trước thực tế đó, UBND TP. Đà Nẵng đã giao Sở Xây dựng, Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng tổ chức lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồ án quy hoạch được điều chỉnh sẽ xác định các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý và xác định cao trình xây dựng khống chế của từng khu vực xây dựng cụ thể, các tuyến phố chính cấp đô thị có xét đến tác động biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng theo quy hoạch chung được duyệt.

Còn theo ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, là thành phố ven biển của miền Trung, Đà Nẵng đang đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, gần đây, những trận mưa cực đoan xuất hiện ngày càng tăng. Đà Nẵng đã bị ngập nước trên diện rộng qua 2 đợt mưa lớn xảy ra vào tháng 10/2022 và tháng 10/2023, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tài sản của nhân dân. Qua các đợt ngập nước, Đà Nẵng nhận thấy rõ được bất cập về cao trình nền và hệ thống thoát nước. Thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn...

Chuẩn bị phương án ứng phó mùa mưa bão 2024

Trước mắt, để ứng phó với mùa mưa bão 2024, UBND TP. Đà Nẵng ban hành văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Công văn số 5050-CV/TU của Thành uỷ Đà Nẵng về vấn đề thoát nước đô thị, chống ngập úng trên địa bàn.

Nhằm đảm bảo thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, đặc biệt là mùa mưa bão sắp đến, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện thường xuyên theo dõi các thông tin dự báo, diễn biến của thời tiết về tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả trên địa bàn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và tài sản.

Đà Nẵng quyết liệt giảm thiểu tác động do thiên tai
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo UBND các quận, huyện tập trung đẩy nhanh tiến độ khơi thông, nạo vét hệ thống thoát nước trong phạm vi được phân cấp quản lý gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm hoàn thành trước ngày 20/9/2024.

Đồng thời, chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án thoát nước trên địa bàn, đặc biệt lưu ý đến các dự án đang triển khai thi công và đã phê duyệt chủ trương đầu tư.

Tập trung nhân lực triển khai nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn theo nội dung Công văn số 7150/UBND-SXD của UBND thành phố. Báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi và kịp thời báo cáo UBND thành phố chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp chậm trễ.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến góp ý của các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và ý kiến của Đảng đoàn HĐND thành phố tại Công văn số 188-CV/ĐĐ để hoàn thiện các giải pháp, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong thời gian đến.

Trong đó, Sở Xây dựng cần lưu ý tiếp tục theo dõi, kiểm tra và đôn đốc tình hình thực hiện công tác khơi thông, nạo vét hệ thống thoát nước trên toàn thành phố, kịp thời tham mưu UBND thành phố chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm triển khai hoặc triển khai không đạt yêu câu, dẫn đến ngập úng.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, các Ban quản lý dự án chuyên ngành tiến hành rà soát hiện trạng hạ tầng thoát nước tại các khu vực đô thị cũ, khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng khi mưa lớn để tham mưu kế hoạch đầu tư, nâng cấp, cải tạo hằng năm và theo từng giai đoạn phù hợp.

UBND các quận, huyện tập trung đẩy nhanh tiến độ khơi thông, nạo vét hệ thống thoát nước trong phạm vi được phân cấp quản lý gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, bảo đảm hoàn thành trước ngày 20/9/2024.

Đà Nẵng quyết liệt giảm thiểu tác động do thiên tai
Đà Nẵng quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án, công trình giao thông, thoát nước trên địa bàn

Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nếu xảy ra chậm trễ trong việc khơi thông, nạo vét cống thoát nước, dẫn đến ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân thành phố. Báo cáo kết quả thực hiện công tác khơi thông, nạo vét hệ thống thoát nước theo phạm vi phân cấp về Sở Xây dựng trước ngày 22/9/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trước ngày 24/9/2024, phục vụ báo cáo Thường trực Thành ủy theo yêu cầu.

Đặc biệt, cần lưu ý chỉ đạo UBND các phường, xã, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay cùng chính quyền trong việc khơi thông hệ thống thoát nước, cửa thu nước trước mặt nhà trước và trong mỗi trận mưa, tuyệt đối không đổ chất thải vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy.

Đồng thời, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án, công trình giao thông, thoát nước trên địa bàn. Đặc biệt cần dứt điểm ngay các dự án đã kéo dài nhiều năm, không thể kết nối hạ tầng đô thị, gây ngập úng và ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giao các chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thoát nước trên toàn thành phố, không để tiếp tục kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực dự án, cũng như phạm vi lân cận; khẩn trương phối hợp với nhà thầu triển khai giải pháp thoát nước tạm tại các dự án, công trình đang thi công dở dang, hoàn thành trước ngày 20/9/2024…

Công Thái

Tin liên quan

Tin khác

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Với tiềm năng điện gió trên bờ đạt 221 GW và ngoài khơi lên đến 600 GW, Việt Nam đang có lợi thế vượt trội để trở thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư năng lượng tái tạo.
Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025” vừa công bố sáng 12/6 cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành động lực tăng trưởng cốt lõi, đóng góp tới 120-130 tỷ USD cho GDP Việt Nam vào năm 2040, tương đương 10-12% quy mô nền kinh tế.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số VN-Index giảm 1,03 điểm hay Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 11/6.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.