Điều hành chính sách tiền tệ: Chủ động, linh hoạt hóa giải các thách thức

14:56 | 11/01/2023 Thực tiễn
aa
Với các giải pháp chính sách tiền tệ được triển khai đồng bộ, năm 2022 ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào các thành quả nổi bật của nền kinh tế.
dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc Ứng phó linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc Các tổ chức tài chính quốc tế tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức trong năm 2023
dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà

Năm 2022 có thể nói là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng. Đặc biệt là khi chính sách tiền tệ (CSTT) cùng lúc phải thực thi nhiều nhiệm vụ, mục tiêu đan xen, thậm chí có thời điểm mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên NHNN đã điều hành CSTT hết sức chủ động, linh hoạt theo sát diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiềm chế lạm phát đạt mục tiêu như Quốc hội và Chính phủ đã đề ra, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; trong khi thị trường tiền tệ, ngoại hối được duy trì ổn định, vững vàng trước những biến động bất thường của thị trường toàn cầu.

Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đã có chia sẻ về những thành công trong điều hành CSTT năm qua và định hướng điều hành của NHNN trong thời gian tới.

Năm 2022 có thể nói là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng. Xin Phó Thống đốc có thể cho độc giả Thời báo Ngân hàng biết những thách thức mà điều hành CSTT của NHNN phải đối mặt và kết quả chung về điều hành CSTT năm 2022?

Năm 2022 là năm đầu nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. Xung đột Nga-Ukraine leo thang, giá hàng hóa, lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm trở lại đây tại các nền kinh tế phát triển, hơn 80 quốc gia đối mặt với lạm phát hai con số. Xu hướng thắt chặt CSTT khởi động từ năm 2021 được các ngân hàng trung ương (NHTW) thúc đẩy mạnh mẽ trong năm 2022. Mức độ và tần suất tăng lãi suất được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực thi nhanh nhất trong lịch sử với 7 lần điều chỉnh tăng liên tục trong năm 2022 từ 0-0,25%/năm lên 4,25-4,5%/năm. Trước xu hướng thu hẹp Bảng cân đối, đồng thời tăng nhanh, mạnh lãi suất của Fed, đồng USD có xu hướng dịch chuyển mạnh từ các thị trường mới nổi (bao gồm Việt Nam) quay trở lại Mỹ, làm đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường toàn cầu. Chỉ số USD quốc tế (DXY) có thời điểm lên trên 115, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2021 – là mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Trước xu thế đó, nhiều NHTW tại cả nước phát triển và đang phát triển đã phải tăng mạnh lãi suất và bán ngoại tệ can thiệp thị trường để bảo vệ giá trị đồng bản tệ, kiểm soát lạm phát.

Việt Nam là nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn, biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá trong nước và diễn biến bất trắc từ thị trường quốc tế đặt ra thách thức rất lớn cho công tác điều hành CSTT. Trong khi đó, nhu cầu về vốn phục vụ quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch gia tăng áp lực lên tín dụng ngân hàng, trong bối cảnh thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu) chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn trung dài hạn của nền kinh tế. Lạm phát nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất, gây sức ép lên lạm phát trong nước; do đó mặc dù lạm phát bình quân năm 2022 được kiểm soát dưới 4%, nhưng lạm phát cơ bản tăng nhanh, đột biến từ 0,66% tháng 1/2022 so với cùng kỳ năm 2021 lên trên 5% vào tháng 12/2022, cho thấy thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát năm 2023. Trong bối cảnh đó, điều hành CSTT phải cân đối giữa các nhiệm vụ, mục tiêu đan xen, thậm chí có thời điểm mâu thuẫn nhau trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, duy trì niềm tin của nhà đầu tư và người dân, nâng cao tính linh hoạt, tạo dư địa chính sách để tăng khả năng hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài.

Trước những biến động nhanh, khó lường của thị trường trong nước và quốc tế, bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã linh hoạt điều hành CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường. Theo đó, các công cụ, giải pháp điều hành CSTT được phối hợp đồng bộ, chủ động, linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, đặc biệt trong các thời điểm thanh khoản căng thẳng, tâm lý thị trường lo ngại sau sự cố xảy ra tại ngân hàng SCB trong tháng 10; qua đó đã giảm thiểu các cú sốc tiêu cực tác động lên lãi suất, tỷ giá; đảm bảo cung ứng vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế; thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát; đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.

Với các giải pháp CSTT được triển khai đồng bộ, năm 2022 ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào các thành quả nổi bật của nền kinh tế. Lạm phát năm 2022 được kiểm soát theo mục tiêu đề ra, trong đó lạm phát CPI bình quân cả năm 2022 là 3,15%, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Những áp lực lớn trên thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước được hóa giải, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. Niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân vào môi trường và triển vọng kinh tế trung hạn tiếp tục được giữ vững.

Có thể thấy trong năm qua sức ép lên tỷ giá là rất lớn khi mà đồng USD tăng giá kỷ lục trên thị trường thế giới. Song kết thúc năm 2022, đồng VND là một trong những đồng tiền ổn định, giảm giá ít nhất trong khu vực và trên thế giới. Xin Phó Thống đốc có thể chia sẻ đâu là giải pháp then chốt của NHNN giúp kiềm chế được tỷ giá chỉ biến động ở mức thấp như vậy?

Từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn do những biến động mạnh, bất thường chưa từng có trên thị trường quốc tế; cụ thể như: (i) Fed đẩy nhanh tiến trình thắt chặt CSTT, tăng nhanh và mạnh lãi suất điều hành lên 4,25%-4,5% (là mức tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm trở lại đây) và phát tín hiệu tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong năm 2023; (ii) Đồng USD trên thị trường quốc tế tăng giá cao kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây, khiến nhiều đồng tiền mất giá mạnh so với USD, trong năm 2022 chỉ số USD (DXY) đạt mức cao nhất là 115 vào ngày 27/9/2022; (iii) Xung đột Nga – Ukraine tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là thị trường năng lượng, làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng áp lực lên giá cả năng lượng, hàng hóa cơ bản mà Việt Nam nhập khẩu. Nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu này tại Việt Nam gia tăng mạnh, gây áp lực lớn lên sự mất cân đối cung-cầu của thị trường ngoại tệ trong nước.

dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc
Các ngân hàng đang tiết giảm tối đa chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất

Dưới áp lực lớn từ thị trường quốc tế như đề cập ở trên, từ đầu năm 2022 đến nay, cân đối cung cầu ngoại tệ mất cân đối lớn, gặp rất nhiều khó khăn, cầu ngoại tệ tăng cao, thị trường kỳ vọng VND mất giá mạnh theo xu hướng chung của các đồng tiền khác trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, để xử lý rốt ráo các thách thức này, NHNN đã chủ động kết hợp điều hành đồng bộ tỷ giá với các công cụ khác của CSTT; cụ thể: (i) Từng bước để tỷ giá biến động linh hoạt hơn, phù hợp với điều kiện thị trường, qua đó tạo cho tỷ giá có thêm dư địa hấp thu được các cú sốc từ bên ngoài, tránh gây sốc thị trường, hạn chế tâm lý, kỳ vọng thị trường, từ đó giải tỏa được hành vi găm giữ ngoại tệ; (ii) Linh hoạt điều hành các phương thức bán can thiệp ngoại tệ trên thị trường theo diễn biến của thị trường và phối hợp triển khai đồng bộ cùng các công cụ CSTT khác (NHNN tăng 2 lần lãi suất điều hành, mỗi lần tăng 1 điểm %, điều tiết thanh khoản VND để nâng cao giá trị của VND…) để hỗ trợ tỷ giá và bình ổn tâm lý thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; (iii) Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường và áp lực lớn của thị trường trước cú sốc đối với thị trường trong tháng 10, ngày 17/10/2022, NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay từ ±3% lên ±5% để tạo dư địa cho tỷ giá có đủ mức độ linh hoạt để diễn biến phù hợp với các biến động trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ vậy, tâm lý găm giữ đã được giải tỏa, và khi áp lực trên thị trường dịu bớt, NHNN đã chủ động giảm dần tỷ giá bán can thiệp để hạn chế kỳ vọng VND mất giá. Với các giải pháp đồng bộ như vậy, thị trường ổn định trở lại, VND đến nay chỉ tăng khoảng 4% so với cuối năm 2021 sau khi tăng đến 9% vào cuối tháng 10, đây là mức mất giá thấp hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhờ triển khai quyết liệt hàng loạt các giải pháp đồng bộ như trên, VND mặc dù mất giá so với USD theo xu hướng chung của các đồng tiền khác trên thế giới nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với nhiều đồng tiền khác. Nhìn chung, trong năm 2022, mặc dù đối mặt với thách thức lớn chưa từng có nhưng thị trường ngoại tệ vẫn duy trì ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, qua đó góp phần rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Điểm nhấn của NHNN trong năm qua được nhiều chuyên gia ghi nhận, đó là việc cùng lúc thực hiện hai mục tiêu: vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, song vẫn hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Giải pháp nào để NHNN có thể thực hiện được hai mục tiêu xem ra trái ngược này là gì, thưa Phó Thống đốc?

Điều hành CSTT trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất định như hiện nay đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách vì phải hướng đến các mục tiêu có tính xung đột trong một số thời điểm. Vì thế, công tác điều hành đòi hỏi phải theo sát diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, trên cơ sở phân tích, dự báo để phối kết hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn các công cụ phù hợp với thời điểm, hoàn cảnh.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, trong 9 tháng đầu năm, NHNN bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều hành đồng bộ các công cụ và giải pháp CSTT góp phần kiểm soát lạm phát bình quân ở mức thấp (2,73%), hỗ trợ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực (GDP tăng 8,83%), thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, VND mất giá ở mức thấp (4,8%) so với đồng tiền của nhiều nước (từ 6%-33%), mặt bằng lãi suất VND tăng nhẹ (khoảng 0,3-0,4%) trong khi lãi suất tại nhiều nước tăng mạnh. Thanh khoản hệ thống TCTD ổn định, thông suốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi trả của doanh nghiệp, người dân.

Trong tháng 10/2022, thị trường tiền tệ, ngoại hối chịu áp lực trước xu hướng tỷ giá tăng kịch trần, thanh khoản thị trường kém, tâm lý găm giữ ngoại tệ gia tăng. Để giải tỏa áp lực thị trường, NHNN đã phải thực hiện đồng thời các giải pháp cấp bách như: tăng biên độ giao dịch của tỷ giá và cho phép VND biến động linh hoạt hơn như đề cập ở trên; sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp; tăng 1% các mức lãi suất điều hành; hỗ trợ thanh khoản và đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Đối với điều hành tín dụng, NHNN đưa ra chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14% và điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tiễn. Do kinh tế phục hồi sau đại dịch, trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên tín dụng ngân hàng tăng cao, 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng 17% so với cùng kỳ 2021 – là mức tăng cao so với nhiều năm trở lại đây. Sau tháng 11, khi thị trường tiền tệ, ngoại hối đã bớt áp lực, thanh khoản cải thiện, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thêm 1,5-2% cho các TCTD để hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD mở rộng tín dụng phù hợp với năng lực quản trị rủi ro, khả năng cân đối vốn để cấp tín dụng, giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường; hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, tín dụng cho nhà ở xã hội; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Như vậy, điều hành CSTT đã bám sát diễn biến thị trường trong từng thời điểm, đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, qua đó đã hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tích cực, đồng thời đảm bảo để kiểm soát lạm phát tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra.

dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc
Thanh toán không dùng tiền mặt có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua

Trước những biến động ngày càng khó lường của kinh tế thế giới, áp lực đối với thị trường tiền tệ cũng như hoạt động ngân hàng trong năm 2023 vẫn khá lớn, đặc biệt là lạm phát. Xin Phó Thống đốc cho biết, định hướng giải pháp điều hành CSTT trong năm 2023 để hóa giải các áp lực, đồng thời đạt được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đặt ra đối với ngành Ngân hàng?

Trong thời gian tới, bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục còn nhiều yếu tố bất lợi và khó lường, các NHTW tiếp tục duy trì thắt chặt CSTT, tăng lãi suất để tiếp tục kiểm soát lạm phát. Mặc dù lạm phát trong nước hiện vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2023, đặc biệt là lạm phát cơ bản có thể tạo nhiều thách thức đối với kiểm soát lạm phát trong năm 2023, đến từ cả yếu tố bên cung (chi phí đẩy) và bên cầu (cầu kéo). Về phía cung, tác động vòng 2 từ giá hàng hóa thế giới tăng cao trong các năm 2020-2022 sẽ tiếp tục được phản ánh vào chi phí sản xuất (lạm phát nhập khẩu) và từ đó tác động vào chi phí tiêu dùng các mặt hàng trong nước. Về phía cầu, dự kiến kinh tế trong nước tiếp tục quá trình phục hồi, qua đó thúc đẩy phục hồi và tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế, gây áp lực lên giá cả. Do đó, chúng ta không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2023.

Do đó, để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5% mà Quốc hội đặt ra, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT để kiểm soát lạm phát; góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế; điều hành lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát và mục tiêu CSTT, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; điều hành tỷ giá linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các biện pháp và công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ; sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của TCTD, qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, vốn đầu tư trung dài hạn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, trong khi huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, do đó hệ thống các TCTD đối mặt với rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn. Để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế thì cần phát triển thị trường vốn một cách an toàn, bền vững như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, theo đó cần rà soát lại các quy định pháp lý và có giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay trên các thị trường này.

dieu hanh chinh sach tien te chu dong linh hoat hoa giai cac thach thuc
VND là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực

Với các TCTD, Phó Thống đốc có định hướng thế nào trong năm mới?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu thời gian tới còn tiếp tục biến động phức tạp, khó lường khi rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao là khá lớn; trong nước áp lực lạm phát gia tăng và những khó khăn trên thị trường tài chính, tiền tệ tiếp tục là thách thức cho việc thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, mà trọng tâm là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Những thách thức này đòi hỏi các TCTD cần quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của Ngành để chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh sẵn sàng thích ứng với các rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong năm 2023. Các TCTD cần tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành; tăng cường giám sát, tuân thủ các quy định, chuẩn mực trong hoạt động ngân hàng; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng quản trị theo thông lệ quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục không hạ chuẩn tín dụng nhằm kiểm soát chất lượng nợ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực là động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, tối ưu hóa việc sử dụng vốn để tăng nhanh vòng quay tín dụng; quyết liệt thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ xấu. TCTD tích cực, chủ động đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời trong bối cảnh hệ số sử dụng vốn thị trường 1 của hệ thống ở mức cao, mặt bằng lãi suất huy động một số TCTD có xu hướng tăng, các TCTD phải đảm bảo cân đối được nguồn vốn, không tạo áp lực lên thanh khoản và lãi suất thị trường trong quá trình cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự phụ thuộc, tương hỗ chặt chẽ lẫn nhau giữa các TCTD, do đó trong bối cảnh thị trường khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm, đồng lòng, đoàn kết và sẻ chia giữa các TCTD, cùng nhau khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch và các mục tiêu của ngành Ngân hàng năm 2023.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thống đốc!

Thanh Huyền thực hiện
Nguồn:

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác

Ngày 26/9, tại thủ đô La Habana, Cuba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel.
Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan

Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan

Ngày 27/9, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã diễn ra Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan do Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc NHTW Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput đồng chủ trì. Tham dự Hội đàm song phương có đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của NHNN và Lãnh đạo cấp cao của NHTW Thái Lan.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú thăm và làm việc với Ngân hàng Trung ương Cuba

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thăm và làm việc với Ngân hàng Trung ương Cuba

Trong khuôn khổ các hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba, ngày 26/9, nhận lời mời của Ngân hàng Trung ương Cuba, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã đến thăm và làm việc tại trụ sở Ngân hàng Trung ương Cuba.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
VietinBank (HOSE: CTG) lần thứ hai liên tiếp nhận danh hiệu “Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư được yêu thích nhất”

VietinBank (HOSE: CTG) lần thứ hai liên tiếp nhận danh hiệu “Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư được yêu thích nhất”

Vượt qua rất nhiều tên tuổi lớn thuộc nhóm Financial Large Cap (DNNY thuộc lĩnh vực tài chính có vốn hóa lớn – trên 10.000 tỷ đồng), VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư (NĐT) yêu thích nhất” năm 2024. Đây là lần thứ 3 và là năm thứ 2 liên tiếp VietinBank được đông đảo cộng đồng NĐT vinh danh.
Vietbank tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

Vietbank tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, Vietbank cũng công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 25 cổ đông là tổ chức và cá nhân.
Sáng 27/9: Tỷ giá trung tâm tăng 13 đồng

Sáng 27/9: Tỷ giá trung tâm tăng 13 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (27/9), tỷ giá trung tâm tăng 13 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua - bán USD tại các ngân hàng được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 10-30 đồng so với phiên trước.
Chủ động nghiên cứu tác động của bão số 3 đến điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng

Chủ động nghiên cứu tác động của bão số 3 đến điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Kế hoạch của NHNN nhằm xác định rõ các nội dung, công việc cụ thể, trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN trong việc tổ chức thực hiện Thông báo kết luận số 11261-CV/VPTW ngày 09/9/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 liên quan đến việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Ông Phạm Phú Khôi sẽ là Cố vấn cấp cao Ban điều hành của LPBank

Ông Phạm Phú Khôi sẽ là Cố vấn cấp cao Ban điều hành của LPBank

LPBank cho biết, ông Phạm Phú Khôi sẽ là Cố vấn cấp cao Ban điều hành của LPBank. Lễ công bố quyết định diễn ra vào buổi sáng ngày 26/9/2024, tại Trụ sở chính, số 210 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững

Ngân hàng đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 – 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố nói riêng.
Sáng 26/9: Tỷ giá trung tâm giảm 29 đồng

Sáng 26/9: Tỷ giá trung tâm giảm 29 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (26/9), tỷ giá trung tâm giảm 29 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 50-85 đồng so với phiên trước.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF

Phó Thống đốc Đào Minh Tú tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc IMF

Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 24/9 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. Tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đào Minh Tú.
Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Uỷ viên thường trực Hội đồng điều hành FSC

Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Uỷ viên thường trực Hội đồng điều hành FSC

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp xã giao ông Lee Hyung Ju - Uỷ viên thường trực Hội đồng điều hành của Uỷ ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC).
Sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm giảm 12 đồng

Sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm giảm 12 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (25/9), tỷ giá trung tâm giảm 12 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 90-100 đồng so với phiên trước.
BIDV hợp tác tổ chức chương trình “Vũ trụ đồng tiền”

BIDV hợp tác tổ chức chương trình “Vũ trụ đồng tiền”

Từ cuối tháng 9/2024, chương trình truyền hình thực tế về quản lý đồng tiền và đầu tư tài chính dành cho thế hệ trẻ The Moneyverse sẽ bắt đầu khởi quay và phát sóng trên VTV với sự hợp tác của ngân hàng BIDV.
Xem thêm
Thời gian cơ cấu hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 không quá 1 năm

Thời gian cơ cấu hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 không quá 1 năm

NHNN vừa lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Nỗ lực của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng rất đáng ghi nhận

Nỗ lực của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng rất đáng ghi nhận

Ngày 28/9/2024, tại Đà Nẵng, NHNN Việt Nam đã tổ chức hội nghị Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) năm 2024, nhằm đánh giá công tác TTGSNH trong năm qua và đề ra các kế hoạch, chiến lược cho năm 2025. Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng chủ trì hội nghị.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác

Ngày 26/9, tại thủ đô La Habana, Cuba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel.
Tín dụng có thể về đích

Tín dụng có thể về đích

Theo số liệu thống kê mới nhất, đến ngày 17/9/2024, tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng 7,38% so với cuối năm 2023, (cao hơn nhiều mức tăng 5,73% của cùng kỳ năm trước). Trong đó, khối ngân hàng TMCP tư nhân tăng 8,48%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống.
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 16 2292024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 16-22/9/2024

Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 20/9, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về hợp tác ASEAN 2024 đã được Chính phủ phê duyệt và tin tưởng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò đồng chủ trì Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN (SLC) giai đoạn 2024-2026, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã đồng chủ trì hội nghị SLC lần thứ 28 do NHNN đăng cai tổ chức; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, cho thấy sự tự tin ngày càng tăng về việc lạm phát đang được kiểm soát...
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
Vĩnh Phúc: Tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đẩy mạnh tín dụng quý cuối năm

Vĩnh Phúc: Tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đẩy mạnh tín dụng quý cuối năm

Qua hội nghị, ngân hàng với doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng 3 tháng cuối năm 2024.
Ninh Thuận thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Ninh Thuận thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Thời gian qua, với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, ngành Ngân hàng Ninh Thuận đã không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế địa phương.
NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.
Khách Việt chớp thời cơ săn VinFast VF 7 với ưu đãi hiếm có

Khách Việt chớp thời cơ săn VinFast VF 7 với ưu đãi hiếm có

Loạt ưu đãi xiêu lòng với tổng giá trị lên tới hơn 172 triệu đồng khiến nhiều khách hàng không ngần ngại chốt cọc sớm mẫu SUV điện hot bậc nhất thị trường.
Mời chào lãi suất quỹ bảo trì nhà chung cư Cụm S2 KĐT Vinhomes Ocean Park Gia Lâm

Mời chào lãi suất quỹ bảo trì nhà chung cư Cụm S2 KĐT Vinhomes Ocean Park Gia Lâm

Ban quản trị Cụm nhà chung cư S2, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm mời các tổ chức tín dụng chào lãi suất Quỹ bảo trì có tổng giá trị 250 tỷ đồng, cụ thể như sau.
Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hải Phòng thu hút gần 600.000 lượt du khách thăm quan. Đóng góp không nhỏ vào con số này là gần 300.000 người đổ về Thành phố Đảo Hoàng Gia với “điểm nóng” là Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên .
Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Nhằm tăng cường lợi ích cho khách hàng tham gia bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam phân phối qua Sacombank, từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank dành hơn 17 tỷ đồng để triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với chủ đề “Khi Sống là một hành trình” gồm các ưu đãi hoàn tiền, hoàn phí và tặng vàng 24k SBJ hấp dẫn.
VPBank hợp tác cùng LOTTE C&F cung cấp giải pháp tài chính mua trước trả sau

VPBank hợp tác cùng LOTTE C&F cung cấp giải pháp tài chính mua trước trả sau

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH LOTTE C&F Việt Nam (LOTTE C&F) vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU). Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra triển vọng mới giúp hai bên tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững đồng thời mang đến cho khách hàng của LOTTE giải pháp tài chính tiêu dùng linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả.
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích – Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân khi vay bổ sung vốn kinh doanh.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình CHÀO MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ Napas

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ Napas

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.
Chung tay cùng MoMo sẻ chia với người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Chung tay cùng MoMo sẻ chia với người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Chỉ chưa đầy một ngày kêu gọi, tính đến 14h30 ngày 10/9, thông qua nền tảng Heo Đất MoMo đã có hơn hơn 12.200 lượt đóng góp với tổng số tiền hơn 735 triệu đồng
SeABank liên tục xếp hạng 'Top 1000 Ngân hàng thế giới'

SeABank liên tục xếp hạng 'Top 1000 Ngân hàng thế giới'

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn với xếp hạng thứ 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022.
VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

Từ nay, chủ thẻ VietinBank đã có thêm giải pháp thanh toán tiện lợi, an toàn và nhiều tiện ích với Garmin Pay trên đồng hồ thông minh Garmin.
Phiên bản di động